a) Cacbohidrat là gì? Có mấy loại cacbohidrat quan trọng?
b) Nêu định nghĩa từng loại cacbohidrat và lấy thí dụ minh họa?
Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m
Có ba loại cacbohiđrat:
Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được. Thí dụ: glucozơ, fructozơ
Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Thí dụ: saccarozơ, mantozơ
Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ
Làm thế nào để phân biệt khí CO2 và khi O2.
- Bằng Phương pháp vật lí
- Bằng Phương pháp hóa học?
Phương pháp vật lí: nén ở áp suất cao CO2 dễ hóa lỏng hơn O2
Phương pháp hóa học. đùng dung dịch nước vôi trong dư nhận biết được CO2 vì tạo ra kết tủa trắng. Mẫu còn lại là O2.
CO2+Ca(OH)2→CaCO3↓+H2O
Ngâm một bản kẽm vào 0,2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc lấy bản kẽm ra, sấy khô, thấy khối lượng bản kẽm tăng 15,1 g. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là
Cứ 65g Zn chuyển vào dung dịch ⟶ 2.108 g Ag
Khối lượng thanh Zn tăng 216 – 65 = 151 (g)
2 mol AgNO3 phản ứng ⟶ tăng 151 g
0,2 <------------------------------- 15,1 g
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại chưa tan. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y?
mCu = 0,6m, mFe = 0,4m.
mchất rắn sau = 0,65m > mCu nên Fe chưa phản ứng hết, Cu chưa phản ứng, dung dịch sau phản ứng chỉ chứa Fe(NO3)2.
Áp dụng định luật bảo toàn electron có: 2.nFe = 3.nNO → nFe = 0,03 mol = nmuối → mmuối = 0,03. 180 = 5,4 gam.
Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
CO + Ooxit → CO2
Theo PTHH: nO (oxit)= nCO= 8,4/22,4= 0,375 mol
Ta có khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxi trong oxit tách ra
Khối lượng chất rắn Y thu được sau phản ứng là:
45 - 0,375.16= 39 gam
A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s hoặc p. biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron. Số electron lớp ngoài cùng của A và B là bao nhiêu?
Nếu A và B cùng là nguyên tố s hoặc p.
Nếu A ít hơn B 1 lớp electron thì A có thể ít hơn B là 2 hoặc 8 hoặc 18 electron.
Nếu eB - eA = 2 và eB + eA = 32.
⇒ eB = 17 và eA = 15 ( loại vì 2 nguyên tố này có cùng lớp electron).
Nếu eB - eA = 8 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 20 và eA = 12 (chọn).
Nếu eB - eA = 18 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 25 và eA = 7(loại vì 2 nguyên tố này khác nhau 2 lớp electron).
Vậy A và B có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB