Cho sơ đồ sau:
benzen -+HNO3(1:1)/H2SO4 dac, to→ A1 -+Br2(1:1)/Fe, to→ A2.
Hãy cho biết A2 có tên gọi là gì?
A1 là nitro benzen, -NO2 là nhóm hút e ⇒ ưu tiên thế vị trí meta
A2 là m-brom nitro benzen
Chọn câu đúng trong các câu sau:
Câu A. Nhà máy “lọc dầu” là nhà máy chỉ lọc bỏ các tạp chất có trong dầu mỏ.
Câu B. Nhà máy “lọc dầu” là nhà máy chỉ sản xuất xăng dầu.
Câu C. Nhà máy “lọc dầu” là nhà máy chế biến dầu mỏ thành các sản phầm khác nhau.
Câu D. Sản phẩm của nhà máy “lọc dầu” đều là các chất lỏng.
Thế nào là gốc axit ? Tính hoá trị của các gốc axit tương ứng với các axit sau. HBr, H2S, HNO3, H2SO4, H2SO3, H3PO4, H2CO3.
Gốc axit là phần còn lại của phân tử axit sau khi tách riêng nguyên tử hiđro trong phân tử axit.
HBr : Gốc axit là Br có hoá trị I ; H2S : Gốc axit là S có hoá trị II.
HNO3 : Gốc axit là NO3 có hoá trị I ; H2SO4 : Gốc axit là SO4 có hoá trị II.
H2SO3 : Gốc axit là SO3 có hoá trị II ; H3PO4 : Gốc axit là PO4 có hoá trị III.
H2CO3 : Gốc axit là CO3 có hoá trị II.
Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi
Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTPƯ. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?
Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.
Giải thích: Vì ở điều kiện nhiệt độ này xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.
PTHH: 4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3
Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết PTPƯ?
Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).
Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.
PTHH: Fe + S --t0--> FeS
Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.
Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn .
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết PTPƯ ?
Hiện tượng:Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.
Kết luận: Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe ⇒ ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.
Giải thích: Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là bao nhiêu?
Gọi số mol CH4 là x mol ⇒ nCO = 2x; nC3H6 = 20 – 3x
Bảo toàn C:
nCO2 = 3.(20 – 3x) + 2x + x = 24 ⇒ x = 6 mol
⇒ mX = mCO + mCH4 + mC3H6 = 12. 28 + 6.16 + 2.42 = 516
⇒ MX = 516 : 20 = 25,8 ⇒ dX/H2 = 12,9
So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.
- Về đặc điểm cấu tạo: Khác với ankan là phân tử chỉ chứa liên kết σ, phân tử anken còn có chứa 1 liên kết π kém bền, dễ gẫy.
- Do đó về tính chất hóa học cũng không giống với ankan là cho phản ứng thế là phản ứng đặc trưng, anken cho phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng
Ví dụ:
C2H4 + H2→C2H6 (xúc tác : Ni)
C2H4 + Br2→C2H4Br2
C2H4 + HBr→C2H5Br
Ngoài ra anken còn cho phản ứng trùng hợp phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet