Dẫn từ từ 15,68 lít khí NH3 (đktc) vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa. Tìm m
3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
nNH3 = 15,68:22,4 = 0,7 mol; nAlCl3 = 0,2.1 = 0,2 mol
Xét thấy
0,7:3 > 0,2:1 → AlCl3 hết → nAl(OH)3 = 0,2.78 = 15,6 gam
Vinyl fomat có công thức phân tử là:
Câu A. C3H6O2
Câu B. C4H6O2
Câu C. C2H4O2
Câu D. C3H4O2
Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Giải
Cách 1.
Hỗn hợp X gồm C2H4, CH4, C3H4, C4H4. Như vậy, các chất trong X đều có 4 nguyên tử H. Trong hỗn hợp X, ta có :
MX = 17.2 = 34 => mX = 34.0,025 = 0,85 g/mol
nH = 4nX = 4.0,025 = 0,1 mol
nC = (mX – mH)/12 = (0,85 – 0,1)/12 = 0,0625 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp Y gồm C (0,0625 mol), H (0,1 mol).
Đốt cháy Y thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Vì vậy khối lượng bình đựng Ca(OH)2 tăng là tổng khối lượng của H2O và CO2. Ta có :
nCO2 = nC = 0,0625 mol; 2nH2O = nH => nH2O = 0,05 mol
m(bình tăng) = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 gam
Cách 2
Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol)
Gọi CTPT tổng quát của X là CxH4
=> ta có: 12x + 4 = 34
=> x = 2,5
Vậy CTPTTQ của X là C2,5H4: 0,025 (mol)
C2,5H4 + 7,5O2 → 2,5CO2 + 2H2O
0,025 → 0,0625 → 0,05 (mol)
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 (g)
Cho 7,80 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 2,688 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,64 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:
Giải
Ta có: nMg = 7,8 : 24 = 0,325 mol
nB = 2,688 : 22,4 = 0,12 mol; MB = 23
→ 2 khí tạo ra là H2 và NO
Sử dụng PP đường chéo → nH2 = 0,03 mol và nNO = 0,09 mol
Vì tạo ra khí H2 nên NO3- hết.
BT e ta có: 2nMg = 8nNH4+ + 3nNO + 2nH2
→ nNH4+ = (2.0,325 – 3.0,09 – 2.0,03) : 8 = 0,04 mol
Dung dịch muối A gồm: Mg2+ : 0,325 mol
BTNT N → nK+ = 0,09 + 0,04 = 0,13 mol
BTĐT ta có: nSO42- : a mol
2.0,325 + 0,04 + 0,13 = 2a => a = 0,41 mol
BTKL : m rắn = 24.0,325 + 39.0,13 + 18.0,04 + 96.0,41 = 52,95g
Nồng độ H+ trong rượu vang là 3,2.10-4M. Sau khi mở nút chai để hở trong không khí một tháng, nồng độ H+ là 1.10-3M. Hỏi pH của rượu vang tăng lên hay giảm xuống sau khi để trong không khí ?
Nồng độ H+ trong rượu vang là 3,2.10-4M. Sau khi mở nút chai để hở trong không khí một tháng, nồng độ H+ là 1.10-3M. Hỏi pH của rượu vang giảm xuống sau khi để trong không khí.
Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là gì?
Gọi công thức phân tử là: CxHyOz
Cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất tỉ lệ thể tích bằng với tỉ lệ số mol
Bảo toàn nguyên tố O: nO (O2) + nO(X)= 2nCO2 + nH2O
⇒ 2.6 + nO(X) = 2. 4 + 5
⇒ nO(X) = 1 mol = nX ⇒ Trong X có 1 nguyên tử oxi
CxHyOz (1) → xCO2 (4) + y/2 H2O (5 mol)
⇒ x = 4 ; y = 10 ⇒ CTPT: C4H10O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB