Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3: đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3: đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng



Đáp án:

- Dùng dung dịch CaCl: Na2SO3 và Na2CO3 tạo kết tủa; NaHCO­3 và NaHSO3 không tạo kết tủa.

- Cho mỗi dung dịch trong từng nhóm vào nước brom: NaHSO3 làm mất màu nước brom, NaHCO3 không; Na2SO3 làm mất màu nước brom, Na2CO3 không.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

 Cho 10,3 gam aminoaxit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Tìm công thức của aminoaxit 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 10,3 gam aminoaxit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Tìm công thức của aminoaxit 


Đáp án:

X + HCl:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mHCl = mmuối – mX = 3,65

nHCl = n -NH2 =0,1 mol

X + NaOH:

nNaOH = n–COOH = (mmuối – ma.a)/22 = 0,1

n–NH2 = n –COOH ⇒ Dựa vào đáp án amino axit đơn chức chỉ chứa 1 nhóm – COOH và 1 nhóm – NH2

⇒ na.a = nHCl = 0,1 ⇒ MX = 10,3: 0,1 = 103 ⇒ X là: H2N – C3H6 –COOH

Xem đáp án và giải thích
Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi? (Xem lại bài tập 12.3 về đá vôi trong lò nung vôi)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi? (Xem lại bài tập 12.3 về đá vôi trong lò nung vôi), vì sao?


Đáp án:

Khi nung đá vôi thì có khí cacbon đioxit thoát ra nên khối lượng giảm đi.

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán xác định số hiệu nguyên tử dựa vào số hạt p, n, e
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là


Đáp án:
  • Câu A. 17 và 29

  • Câu B. 20 và 26

  • Câu C. 43 và 49

  • Câu D. 40 và 52

Xem đáp án và giải thích
Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao gạo nếp lại dẻo ?


Đáp án:

Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopection nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không ta, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80% amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…. rất dẻo, dẻo tới mức dính.

Xem đáp án và giải thích
Cho 16,8g hỗn hợp X gồm Mg, Ca phản ứng vừa đủ với 7,84 lít hỗn hợp khí Y gồm Cl2, O2 thu được 35,8g chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Phần trăm khối lượng của Ca trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 16,8g hỗn hợp X gồm Mg, Ca phản ứng vừa đủ với 7,84 lít hỗn hợp khí Y gồm Cl2, O2 thu được 35,8g chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Phần trăm khối lượng của Ca trong X là


Đáp án:

Giải

BTKL → mX + mY(Cl2 + O2) = mZ

→ mY = mZ – mX = 35,8 – 16,8 = 19,0 gam

Ta có: nY = 0,35 mol

Đặt nCl2 = a mol, nO2 = b mol

→ a + b = 0,35 và 71a + 32b = 19

→ a = 0,2 và b = 0,15

16,8g X gồm Mg: x mol, Ca: y mol

→ 24x + 40y = 16,8

BT e => 2x + 2y = 2.0,2 + 4.0,15 = 1,0

→ x = 0,2 và y = 0,3

→ mCa = 0,3.40 = 12g

→ %mCa = 71,43%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…