Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Tìm V?
Catot thoát khí khi H+ bắt đầu điện phân, lúc đó Fe3+ và Cu2+ đã hết.
ne = nFe3+ + 2nCu2+ = 0,5 mol
→ nCl2 = 0,25 mol
→ V = 5,6 lít
Axit cacboncylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là %?
nCO2 = 0,35 mol; nH2O = 0,45 mol; nO2 = 0,4 mol
Số C trung bình = 0,32 : 0,2 = 1,75
⇒ 2 ancol là CH3OH (x mol) và C2H5OH (y mol); axit là CnHmO4 (z mol)
Bảo toàn O: x + y + 4z = 0,35.2 + 0,45 – 0,4.2 = 0,35 mol (1)
x + y + z = 0,2 (2)
Từ (1)(2) ⇒ z = 0,05;
⇒ x + y = 0,15
nCO2 = 0,05n + x + 2y = 0,35
Ta có 0,05n + x + y < 0,05n + x + 2y = 0,35
⇒ 0,05n < 0,2 ⇒ n < 4
Lại có %mO < 70% ⇒ MX > 91 ⇒ n > 2
⇒ n = 3 (HOOC – CH2 – COOH) ⇒ x = 0,1; y = 0,05
%mCH3OH = [0,1.32.100%]/[0,1.32 + 0,05.46 + 0,05.104] = 29,9%
Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch
Câu A. BaCl2.
Câu B. NaOH.
Câu C. Ba(OH)2.
Câu D. AgNO3
Câu A. 39,40 g
Câu B. 23,75 g
Câu C. 75,25 g
Câu D. 59,10 g
Tiến hành clo hóa poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?
Đặt a là số mắt xích –CH2–CHCl– hay –C2H3Cl– tham gia phản ứng với một phân tử Cl2. Do PVC không có liên kết bội, nên chỉ phản ứng thế với Cl2 :
C2aH3aCla + Cl2 → C2aH3a-1Cla+1+ HCl
%Cl = [35,5(a + 1)]/[24a + (3a − 1) + 35,5/(a + 1)]= 66,18/100 ⇒ a = 2.
Hỗn hợp E gồm ba axit béo X, Y, Z và triglixerit T được tạo bởi 3 axit béo X, Y, Z). Cho 66,04 gam E tác dụng với 150 gam dung dịch KOH 11,2%, đến khi hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi G và m gam chất rắn F. Dẫn toàn bộ G vào bình đựng Na dư, kết thúc phản ứng thu được 85,568 lít khí H2 (đktc). Để phản ứng hết 16,51 gam E cần dùng tối đa với 100ml dung dịch Br2 0,925M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 16,51 gam E cần dùng 32,984 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào?
Quy đổi 16,51 gam E thành HCOOH (a); (HCOO)3C3H5 (b); CH2 (c); H2 ( -0,0925)
mE = 46a + 176b + c - 0,0925 x 2 = 16,51 (1)
nO2 = 0,5a + 5b + 1,5c - 0,0925 x 0,5 = 1,4725 (2)
Khi mE = 66,04 gam (gấp 4 lần 16,51) tác dụng với KOH → KOH (4a); C3H5(OH)3 (4b)
Trong dung dịch KOH: n KOH = 0,3 mol, nH2O = 7,4 mol
=> nH2= 0,5.(4a + 7, 4) + 1,5.4b = 3,82 (3)
(1)(2)(3) => a = 0, 0375; b = 0, 0075; c = 0,975
=> nH2O = 4a = 0,15; nC3H5(OH)3 = 4b = 0, 03
BTKL: mA + mKOH = m rắn + m C3H5(OH)3 + mH2O => m rắn = 77,38 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB