Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.
a) Axit nhiều nấc
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion H+ là các axit một nấc.
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc.
- Thí dụ:
HCl → H+ + Cl-
Ta thấy phân tử HCl trong dung dịch nước chỉ phân li một nấc ra ion H+, đó là axit một nấc.
H3PO4 ↔ H+ + H2PO4- ;
H2PO4- ↔ H+ + HPO42- ;
HPO42- ↔ H+ + PO43- ;
Phân tử H3PO4 phân I ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.
b) Bazơ nhiều nấc
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion OH- là các bazơ một nấc.
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là các bazơ nhiều nấc.
- Thí dụ:
NaOH → Na+ + OH-
Phân tử NaOH khi tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion OH-, NaOH là bazơ một nấc.
Mg(OH)2 ↔ Mg(OH)+ + OH- ;
Mg(OH)+ ↔ Mg2+ + OH- ;
Phân tử Mg(OH)2 phân li hai nấc ra ion OH-, Mg(OH)2 là bazơ hai nấc.
c) Hidroxit lưỡng tính
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
- Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính:
Zn(OH)2 ↔ Zn2+ + 2OH- : Phân li theo kiểu bazơ
Zn(OH)2 ↔ 2H+ + ZnO22-(*) : Phân li theo kiểu axit
d) Muối trung hòa
Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.
- Thí dụ: NaCl, (NH4)2 SO4, Na2CO3.
(NH4)2 SO4 → 2NH4+ + SO42-
e) Muối axit
Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+, thì muối đó được gọi là muối axit.
- Thí dụ: NaHCO3, NaH2PO4 , NaHSO4.
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
Câu A. n1np2
Câu B. ns2
Câu C. np2
Câu D. ns1np2
Câu A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Câu B. Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2.
Câu C. Fe + KNO3 + 4HCl→ FeCl3 + KCl + NO + 2H2O
Câu D. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Supephôtphat kép có công thức là gì?
Supephôtphat kép có công thức là Ca(H2PO4)2
Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chu kì 3, nhóm VIA.
Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu? Lấy thí dụ và viết phương trình điện li của chúng?
- Sự điện li là sự phân li thành các cation (ion dương) và anion (ion âm) của phân tử chất điện li khi tan trong nước.
- Chất điện li là những chất tan trong nước và tạo thành dung dịch dẫn được điện.
- Các chất là chất điện li như axit, các bazơ, các muối tan được trong nước.
- Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.
- Thí dụ:
H2SO4 → 2H+ + SO42-
KOH → K+ + OH-
Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
- Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
- Thí dụ: H2S ⇌ H+ + HS-
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB