Thế nào là liên kết σ, liên kết π và nêu tính chất của chúng?
a. Liên kết σ:
- Liên kết σ được hình thành do sự xen phủ giữa hai obitan hóa trị của hai nguyên tử tham gia liên kết dọc theo trục liên kết.
- Tính chất của liên kết σ là đối xứng qua trục liên kết, các nguyên tử tham gia liên kết quay quanh trục liên kết. Liên kết σ bền hơn các loại liên kết khác.
b. Liên kết π
- Liên kết π là liên kết được hình thành do sự xen phủ giữa 2 obitan hóa trị của 2 nguyên tử tham gia liên kết ở hai bên trục liên kết (xen phủ bên).
- Tính chất của liên kết π là không có tính đối xứng trục, nên hai nguyên tử tham gia liên kết không có khả năng quay quanh trục liên kết và kém bền hơn các liên kết khác.
Để xác định hàm lượng phần trăm cacbon một mẫu gang trắng người ta đốt gang trong oxi dư . Sau khi xác định hàm lượng khí CO2 tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư. Lọc kết tủa rửa sạch sấy khô rồi đem cân. Với mỗi mẫu gang khối lượng là 5 gam và khối lượng kết tủa thu được là 1 gam thì hàm lượng % cacbon trong mẫu gang là bao nhiêu?
Khi đốt mẫu gang trong oxi, cacbon cháy tạo thành CO2. Dẫn CO2 qua nước vôi trong dư, toàn bộ lượng CO2 chuyển thành kết tủa CaCO3
n = 1 : 100=0,01 mol
C + O2 ----> CO2
0,01 0,01
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3
0,01 0,01
=> mC( trong 5 gam gang) = 0,01.12= 0,12 gam
Hàm lượng (%) cacbon trong mẫu gang : ( = 2,4%
Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”
Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.
Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới
Cho 6,4 gam Cu tan hoàn toàn trong 200ml dung dịch HNO3 thì giải phóng một hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối với hidro là 19. Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 là bao nhiêu?
nCu = 0,1 mol , nNO = a mol và nNO2 = b mol
Bảo toàn electron: 3a + b = 0,1.2 mol
mkhí = 30a + 46b = 19. 2(a + b)
→ a = b = 0,05
nHNO3 = 4a + 2b = 0,3
→ CM = 1,5M
Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó?
Đáp ánX là este của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở
X là este, no đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là CnH2nO2
neste = nNaOH = 1.0,1 = 0,1 mol
Meste = 6/0,1 = 60 → 14n + 32 = 60 → n = 2
Công thức phân tử của X là C2H4O2
este X là HCOOCH3: metyl fomat
Câu A. CH3COOCH2CH3
Câu B. CH3COOH
Câu C. CH3COOCH3
Câu D. CH3CH2COOCH3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet