Câu A. CH3COOCH2CH3 Đáp án đúng
Câu B. CH3COOH
Câu C. CH3COOCH3
Câu D. CH3CH2COOCH3
+ CH3COOCH2CH3: etyl axetat. + CH3COOH: axit axetic. + CH3COOCH3: metyl axetat. + CH3CH2COOCH3: metyl propionat. => Đáp án A.
Aminoaxit đơn chức X chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y. Y có phân tử khối là bao nhiêu?
Đặt X: 2CnH2n+1NO2 → C2nH4nN2O3 + H2O
Ta có: %mN = (14/MX). 100% = 15,73 suy ra MX = 89 đvC
Phản ứng: 8X → Y + 7H2
Vậy MY = 8.89 – 7.18 = 586 đvC
Cho 2,8 g CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2(đktc) vào dung dịch A.
a) Tính khối lượng kết tủa thu được.
b) Khi đun nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là bao nhiêu?
a) Số mol CaO là nCaO = 2,8/56 = 0,05 (mol)
Số mol CO2 là nCO2 = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)
CaO + H2O → Ca(OH)2
0,05 (mol) 0,05 (mol)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,05 (mol) 0,05 (mol) 0,05 mol
CO2 dư nCO2 dư 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol)
CaCO3 tạo thành 0,05 (mol) bị hòa tan 0,025 (mol)
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
0,025 0,025 0,025
Số mol CaCO3 còn lại nCaCO3 = 0,05 – 0,025 = 0,025 (mol)
Khối lượng CaCO3 là mCaCO3 = 0,025. 100 = 2,5 (g)
b. Khi đun nóng dung dịch A
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 --t0--> 2CaCO3 + 2H2O
0,025 mol 0,025 mol
Khối lượng kết tủa tối đa thu được là m kết tủa = (0,025 + 0,025).100 = 59 g
Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Tìm giá trị của m?
nFe = 0,04 mol ;nAg+ = 0,02 mol ; nCu2+ = 0,1 mol
Thứ tự các phản ứng xảy ra là:
(Fe2+/Fe < Cu2+/Cu < Fe3+ < Fe2+ < Ag+ < Ag)
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (1)
0,01← 0,02 → 0,02
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (2)
0,03→ 0,03
Từ (1) & (2) → mY = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 gam
Trong 1 phân tử muối sắt clorua chứa 2 loại nguyên tử sắt và clo. Phân tử khối của muối sắt là 127 đvC. Tính số nguyên tử sắt và clo trong muối này
Công thức hóa học của muối sắt có dạng: FeClx.
Phân tử khối của muối sắt là 127 đvC nên: 56 + 35,5.x = 127.
Giải phương trình được x = 2.
Vậy muối là FeCl2; phân tử gồm 1 nguyên tử sắt và 2 nguyên tử clo.
Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là
Giải
Ta có: nFe = 3,64 : 56 = 0,065 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O
Ta có mO = mX – mFe = 4,6 – 3,64 = 0,96 gam
=>nO = 0,96 : 16 = 0,06 mol
Khi cho X tan trong HNO3 ta có Fe2+ ; Fe3+
Gọi số mol của Fe2+: a mol; Fe3+: b mol
Ta có: a + b = 0,065 mol (1)
Ta có: nNO = 0,02 mol
BT e : ta có 2a + 3b = 2nO + 3nNO
=>2a + 3b = 2.0,06 + 3.0,02 = 0,18 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,015 mol ; b = 0,05 mol
=>nHNO3 = 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO = 2.0,015 + 0,05.3 + 0,02 = 0,2
=> CM = 0,2 : 0,2 = 1M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet