Bài tập xác định hợp chất hữu cơ dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất X có CTPT C2H7NO2 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Chất X thuộc loại hợp chất nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. Muối amoni hoặc muối của amin với axit cacboxylic. Đáp án đúng

  • Câu B. Aminoaxit hoặc muối của amin với axit cacboxylic.

  • Câu C. Aminoaxit hoặc este của aminoaxit.

  • Câu D. Este của aminoaxit hoặc muối amoni.

Giải thích:

Công thức cấu tạo của X là: CH3COONH4 (muối amoni) và HCOONH3CH3 (muối của amin với axit cacboxylic).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Amoniac và muối amoni
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho chuỗi sơ đồ chuyển hóa sau: Khí A --+ H2O; (1)--> dd--+ HCl;(2)--> B--+ NaOH; (3) -->Khí A --+ HNO3;(4)--> C--t0;(5)-->D + H2O Biết rằng A là hợp chất của nitơ. Vậy A, B, C, D lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. NH4Cl, NO2, NH4NO3, N2.

  • Câu B. NH3, NH4Cl, NH4NO3, N2O.

  • Câu C. N2, NH3, NH4Cl, NO.

  • Câu D. NO2, NH4Cl, NH4NO3, N2.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Tìm kim loại trong muối
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Tìm kim loại trong muối


Đáp án:

Khí thoát ra ở anot chính là Clo với số mol bằng: nClo = 0,02 (mol)

Tại catot: Mn+ + ne → M

Theo định luật bảo toàn khối lượng mM = mmuối – mClo = 2,22 – 0,02.71 = 0,8 (gam)

Tại anot: 2Cl- → Cl2 + 2e

Theo định luật bảo toàn e ta có nM = 0,4/n ⇒ M = 20.n ⇒ n = 2 và M là Ca.

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.



Đáp án:

- Mẩu phenol hầu như không đổi vì phenol rất ít tan trong nước ở điều kiện thường.

- Khi thêm dd natri hiđroxit, phenol “ tan” là do đã phản ứng với natri hiđroxit tạo ra muối natri phenolat tan trong nước :

 

-Khi cho khí cacbonic sục vào dd thấy vẩn đục là do phản ứng :

 

Phenol là một axit rất yếu, nó bị axit cacbonic ( cũng là một axit yếu) đẩy ra khỏi dd muối




Xem đáp án và giải thích
Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Hãy cho biết: a) Cần trộn hơi xăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy hoàn toàn xăng trong các động cơ đốt trong. b) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 1 g xăng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Hãy cho biết:

a) Cần trộn hơi xăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy hoàn toàn xăng trong các động cơ đốt trong.

b) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 1 g xăng.





Đáp án:

a) 

Theo phương trình hoá học, tỉ lệ thể tích hơi xăng: oxi = 1 : 9,5.

Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí nên tỉ lệ hơi xăng : không khí là

                              =1:47,5

b) Đốt 86 g (1 mol) cần: 9,5 .(1 mol) cần : 9,5.2,4.5 =1064 (lít) không khí.

    Đốt 1 g cần =12,37 (lít) không khí




Xem đáp án và giải thích
Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. Polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt => độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…