Câu hỏi lý thuyết về quá trình ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự tạo thành pin điện. Tại cực dương xảy ra quá trình:


Đáp án:
  • Câu A. Fe2+ + 2e ----> Fe

  • Câu B. Fe ----> Fe2+ + 2e

  • Câu C. 2H2O ----> 4H+ + O2 + 4e

  • Câu D. 2H+ + 2e ----> H2 Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án D Phân tích: Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự hình thành pin điện. Tại catot ( cực dương), ion H+ của dung dịch HCl nhận electron biến thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra :2H+ + 2e → H2↑.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học. a) Saccarozơ, mantozơ. b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học.

a) Saccarozơ, mantozơ.

b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha





Đáp án:

a) Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm chứa saccarozơ và mantozơ rồi đun nóng, ống nghiệm nào có bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm trong sáng bóng (phản ứng tráng bạc) là ống nghiệm chứa mantozơ, còn dung dịch trong ống nghiệm kia không phán ứng là saccarozơ.

b) Đường củ cải chứa saccarozơ, đường mạch nha chứa mantozơ. Cho 3 dung dịch trên vào 3 ống nghiệm chứa Cu(OH)2 và đun nóng, ống nghiệm cho dung dịch màu xanh lam là ống nghiệm chứa saccarozơ, ống nghiệm có kết tủa màu đỏ gạch chứa đường mạch nha, còn ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa ancol etylic.

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

Phân tử mantozơ (đường mạch nha) do hai gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Nhóm "OH'', hemiaxetal ở gốc glucozơ thứ 2 trong phân tử mantozơ còn tự do nên trong dung dịch, gốc này mở vòng tạo ra nhóm CH=O, vì vậy phân tử mantozơ tác dụng được với Cu(OH)2 khi đun nóng cho Cu2O kết tủa màu đỏ gạch.

 



Xem đáp án và giải thích
Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3

 

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hoá học của stiren với: a. H2O( xúc tác H2SO4) b. HBr c. H2 (theo tỉ lệ mol 1:1, xúc tác Ni)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hoá học của stiren với:

a. H2O( xúc tác H2SO4)

b. HBr

c. H2 (theo tỉ lệ mol 1:1, xúc tác Ni)


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA. Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA, trong các hợp chất vời nguyên tố nhóm IA là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.

Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA, trong các hợp chất vời nguyên tố nhóm IA là


Đáp án:

Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, có thể nhường 1 electron này nên có điện hóa trị 1+.

Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6,7 electron ở lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng nên có điện hóa trị 2- hay 1-.

Xem đáp án và giải thích
Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)? a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ. c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit. d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)?

a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột

b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.

c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit.

d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.


Đáp án:

A. S. Vì saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozo và 1 gốc fructozo còn tinh bột được cấu tạo từ nhiều gốc α- glucozo liên kết với nhau.

B. Đ.

C. S. Vì khi thủy phân đến cùng saccarozo thu được glucozo và fructozo còn khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozo chỉ thu được glucozo.

D. Đ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…