Cho 6,4 gam Cu tan hoàn toàn trong 200ml dung dịch HNO3 thì giải phóng một hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối với hidro là 19. Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,4 gam Cu tan hoàn toàn trong 200ml dung dịch HNO3 thì giải phóng một hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối với hidro là 19. Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 là bao nhiêu?


Đáp án:

nCu = 0,1 mol , nNO = a mol và nNO2 = b mol

Bảo toàn electron: 3a + b = 0,1.2 mol

mkhí = 30a + 46b = 19. 2(a + b)

→ a = b = 0,05

nHNO3 = 4a + 2b = 0,3

→ CM = 1,5M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do trong khí thải có ?

Đáp án:
  • Câu A. NO2.

  • Câu B. H2S.

  • Câu C. CO2.

  • Câu D. SO2.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là bao nhiêu?


Đáp án:

Bảo toàn khối lượng: nCl2 = {40,3 - 11,9}/71 = 0,4 mol

⇒ V = 0,4 . 22,4 = 8,96l

Xem đáp án và giải thích
Trong 3 bình giống hệt nhau và có chứa thể tích oxi như nhau. Đồng thời ta cho vào 3 bình: bình 1 một cục than đang cháy, bình 2 hai cục than đang cháy, bình 3 ba cục than đang cháy ( các cục than có kích thước như nhau).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 3 bình giống hệt nhau và có chứa thể tích oxi như nhau. Đồng thời ta cho vào 3 bình: bình 1 một cục than đang cháy, bình 2 hai cục than đang cháy, bình 3 ba cục than đang cháy ( các cục than có kích thước như nhau).

  Em hãy nhận xét về hiện tượng xảy ra trong phòng thí nghiệm?


Đáp án:

   Trong ba hình trên thì cục than ở bình 1 cháy lâu hơn cục than ở bình 2 và cục than ở bình 2 cháy lâu hơn ở bình 3.

   Vì lượng oxi trong 3 bình là như nhau.

Xem đáp án và giải thích
Ka(CH3COOH) = 1,75.10-5 ; Ka(HNO2) = 4,0.10-4. Nếu hai axit có nồng độ mol bằng nhau và ở cùng nhiệt đô, khi quá trình điện li ở trạng thái cân bằng, đánh giá nào dưới đây là đúng ?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ka(CH3COOH) = 1,75.10-5 ; Ka(HNO2) = 4,0.10-4. Nếu hai axit có nồng độ mol bằng nhau và ở cùng nhiệt đô, khi quá trình điện li ở trạng thái cân bằng, đánh giá nào dưới đây là đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. [H+]CH3COOH > [H+]HNO2

  • Câu B. [H+]CH3COOH < [H+]HNO2

  • Câu C. pH(CH3COOH) < pH(HNO2)

  • Câu D. [CH3COO-] > [NO2-]

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X


Đáp án:

Theo ĐL bảo toàn khối lượng:

mO2 = 23,2 - 16,8 = 6,4 (g) → nO = 6,4/16 = 0,4 mol

Phản ứng của HCl với chất rắn X có thể được biểu diễn với sơ đồ:

O2- + 2H+ → H2O

0,4    0,8

VHCl = 0,8: 2 = 0,4 (lít) = 400ml

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…