Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tính tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tính tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử X lần lượt là p, n và e.

Nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e.

Theo bài ra ta có: (p + e) + n = 73 & n - e = 4 & p = e

=> 2p + n = 73 & -p + n = 4

Giải hệ phương trình được p = 23 và n = 27.

Số hạt mang điện trong nguyên tử là: p + e = 2p = 46 (hạt).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định chất dựa vào sơ đồ chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy chuyển hóa: CH4 --(1500 oC)® X ----(H2O)® Y ----(H2)® Z----(O2)® T ---(C2H2)® M; Công thức cấu tạo của M là


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOCH3

  • Câu B. CH2 =CHCOOCH3

  • Câu C. CH3COOC2H5

  • Câu D. CH3COOCH=CH2

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất hóa học của hai muối NaHCO3 và Na2CO3. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất hóa học của hai muối NaHCO3 và Na2CO3. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.


Đáp án:

Na2CO3 và NaHCO3

- Đều là muối của axit yếu, có khả năng nhận proton thể hiện tính bazo:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

- NaHCO3 là muối axit tác dụng với bazo tạo muối trung hòa

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

Vậy NaHCO3 là muối có tính lưỡng tính

Na2CO3 là muối có tính chất bazo

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về kim loại kiềm và kiềm thổ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là sai


Đáp án:
  • Câu A. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

  • Câu B. Ở cùng một chu kỳ, bán kính kim loại kiềm lớn hơn bán kinh kim loại kiềm thổ.

  • Câu C. KAl(SO4)2.12H2O, NaAl(SO4)2.12H2O và (NH4)Al(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm.

  • Câu D. Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với nước ngay ở điều kiện thường.

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 + 2H2O. Biết X có công thức phân tử là C5H14O4N2; X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1. Cho các phát biểu sau: (a) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên. (b) X1 có phản ứng tráng gương. (c) X2 và X3 có cùng số nguyên tử cacbon. (d) X là muối của aminoaxit với amin bậc 1. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 + 2H2O. Biết X có công thức phân tử là C5H14O4N2; X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1. Cho các phát biểu sau:

(a) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên.

(b) X1 có phản ứng tráng gương.

(c) X2 và X3 có cùng số nguyên tử cacbon.

(d) X là muối của aminoaxit với amin bậc 1.

 Số phát biểu đúng là


Đáp án:

X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1 nên X là:

HCOO-NH3-CH2-CH2-NH3-OOC-CH3

Hoặc HCOO-NH3-CH(CH3)-NH3-OOC-CH3

X1 là HCOONa; X2 là CH3COONa

X3 là NH2-CH2-CH2-NH2 hoặc CH3-CH(NH2)2

a, b, c đúng

d sai vì X là muối của axit cacboxylic với amin bậc 1

=> 3 đúng.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt glucozơ, saccarozơ, và tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ, và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ?


Đáp án:
  • Câu A. AgNO3/NH3 và NaOH

  • Câu B. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

  • Câu C. HNO3 và AgNO3/NH3.

  • Câu D. Nước brom và NaOH.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…