Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”


Đáp án:

Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.

Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để thu được muối photphat trung hoà, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00M cho tác dụng với 50,0ml H3PO4 0,50M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để thu được muối photphat trung hoà, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00M cho tác dụng với 50,0ml H3PO4 0,50M?


Đáp án:

Ta có: nH3PO4 = 0,05.0,5 = 0,025(mol)

Phương trình phản ứng:

   H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

Từ ptpư suy ra:

   nNaOH = 3nH3PO4 = 3. 0,025 = 0,075 (mol)

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 


Đáp án:

Dùng quỳ tím nhận biết được 2 nhóm: HCl, HNO3 (nhóm 1) làm quỳ chuyển đỏ và KCl, KNO3 (nhóm 2) không làm quỳ chuyển màu.

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm của mỗi nhóm ⇒ tạo kết tủa trắng là HCl (nhóm 1) và KCl (nhóm 2)

AgNO3+ HCl → AgCl + HNO3

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. hãy nhận biết các gọi bột màu đen không nhãn: Ag2O,MnO2, FeO, CuO?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. hãy nhận biết các gọi bột màu đen không nhãn: Ag2O,MnO2, FeO, CuO?


Đáp án:

Đánh số thứ tự các gói hóa chất, trích mỗi gói một ít hóa chất làm mẫu thử.

Dùng HCl đặc, nóng làm thuốc thử

+ Trường hợp tạo dd màu xanh, vậy chất đầu là CuO:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

+ Trường hợp tạo dd có màu xanh rất nhạt (có thể không màu), vậy chất đầu là FeO:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

+ Trường hợp tạo ra kết tủa màu trắng, thì chất ban đầu là Ag2O

Ag2O + 2HCl → 2AgCl + H2O

+ Trường hợp có khí màu vàng lục thoát ra, mẫu thử là MnO2.

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở chu kì 5, nhóm IVB.

Xem đáp án và giải thích
Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…