Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenyamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol. Số chất trong dãy tác dụng được với NaOH :

Đáp án:
  • Câu A. 4 Đáp án đúng

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Giải thích:

Chọn A. - Các chất hữu cơ tác dụng với NaOH thường gặp là :  Dẫn xuất halogen: R-X + NaOH → ROH + NaX (Chú ý: C6H5Cl không tác dụng NaOH đun nóng, phản ứng chỉ xảy ra khi có đầy đủ các điều kiện xúc tác, nhiệt dộ và áp suất).  Phenol: C6H5OH + NaOH→ C6H5ONa + H2O  Axit cacboxylic (-COOH): -COOH + NaOH → -COONa + H2O  Este (-COO-): RCOOR’ + NaOH→ RCOONa + R’OH  Muối của amin: RNH3Cl + NaOH → RNH2 + NaCl + H2O  Aminoaxit: H2NRCOOH + NaOH→ H2NRCOONa + H2O  Muối của aminoaxit: HOOCRNH3Cl + 2NaOH→ NaOOCRNH2 + NaCl + 2H2O  Muối amoni của axit hữu cơ: RCOONH3R’+ NaOH→ RCOONa + R’NH2 + H2O  Muối amoni của axit vô cơ: RNH3NO3, (RNH3)2CO3, RNH3HCO3, RNH3HSO4, (RNH3)2SO4. Vậy có 4 chất thỏa mãn là: axit axetic, phenyamoni clorua, glyxin, phenol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 39,2 gam hỗn hợp Cu và CuO vào dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ có 4,48 lít (đktc) khí không màu hóa nâu trong không khí bay ra. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 39,2 gam hỗn hợp Cu và CuO vào dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ có 4,48 lít (đktc) khí không màu hóa nâu trong không khí bay ra. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu?


Đáp án:

nNO = 0,2 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

0,3    0,8                            0,3       0,2

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

mCu = 64. 0,2 = 12,8 g

→ %mCu = 32,65%

Xem đáp án và giải thích
Pin điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,96 gam và tại catot chỉ thu được a gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 11,78 gam và tại catot thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Giá trị của a là


Đáp án:
  • Câu A. 8,64.

  • Câu B. 6,40.

  • Câu C. 6,48.

  • Câu D. 5,60.

Xem đáp án và giải thích
Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ b. 2H2O --dp--> 2H2↑ + O2↑ c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

b. 2H2O --dp--> 2H2↑ + O2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2


Đáp án:

Vì trong phòng thí nghiệm, khí hiđro thường được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại như Zn, Fe, Al.

→ Những phản ứng hóa học thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Xem đáp án và giải thích
Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa chứ không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế khí clo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa chứ không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế khí clo?


Đáp án:

Trong công nghiệp không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế clo vì giá thành sản phẩm rất cao.

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là lớp và phân lớp electron. Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là lớp và phân lớp electron. Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp electron?


Đáp án:

- Lớp electron bao gồm các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.

- Phân lớp electron bao gồm các electron có mức năng lượng bằng nhau.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…