Tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn gồm natri axetat và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Bước 2: Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm. Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí. Cho các phát biểu sau: (a) Thí nghiệm trên là thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan. (b) Khí thu được cháy với ngọn lửa màu vàng. (c) Nên lắp ống thí nghiệm chứa hỗn hợp rắn sao cho miệng ống nghiệm hơi chốc lên trên. (d) Vai trò của CaO là chất xúc tác cho phản ứng. (e) Muốn thu khí thoát ra ở thí nghiệm trên ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp dời nước. (g) Nếu dẫn khí thu được qua dung dịch Br2 thì dung dịch Br2 bị mất màu. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm sau: 

Bước 1: Cho vào ống nghiệm có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn gồm natri axetat và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. 

Bước 2: Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.

Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí. 

Cho các phát biểu sau:

(a) Thí nghiệm trên là thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan. 

(b) Khí thu được cháy với ngọn lửa màu vàng. 

(c) Nên lắp ống thí nghiệm chứa hỗn hợp rắn sao cho miệng ống nghiệm hơi chốc lên trên.

(d) Vai trò của CaO là chất xúc tác cho phản ứng. 

(e) Muốn thu khí thoát ra ở thí nghiệm trên ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp dời nước.

(g) Nếu dẫn khí thu được qua dung dịch Br2 thì dung dịch Br2 bị mất màu. 

Số phát biểu đúng là 


Đáp án:

- Phương trình hóa học: CH3COONa + NaOH  ---CaO,t0---> CH4 + Na2CO3 

(b) Sai. Khí thu được cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. 

(c) Sai. Nên lắp ống thí nghiệm chứa hỗn hợp rắn sao cho miệng ống nghiệm hơi chốc xuống dưới.

(d) Sai. CaO là chất chống ăn mòn thủy tinh (NaOH nóng chảy ăn mòn thủy tinh).

(g) Sai. Nếu dẫn khí thoát ra vào dung dịch Br2 thì dung dịch này không bị mất màu.  

Số phát biểu đúng là 2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các chất rắn sau : NaNO3, CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất rắn sau : NaNO3CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?



Đáp án:

Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất

Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).

Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO(có khí bay ra).

Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.

Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.

 

Xem đáp án và giải thích
Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3) thì thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam. Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 435,6 gam muối. Thành phần % khối lượng của Fe2O3 trong quặng là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3) thì thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam. Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 435,6 gam muối. Thành phần % khối lượng của Fe2O3 trong quặng là


Đáp án:

Giải

Ta có: m tăng = mCO2 = 52,8 g

→ nO bị khử = nCO2 = 52,8 : 44 = 1,2 mol

BTKL → mT = 300,8 + 1,2.16 = 320 gam

BTNT Fe → nFe = nFe(NO3)3 = 435,6 : 242 = 1,8 mol

BTNT Fe => nFe2O3 = 0,5nFe = 1,8.0,5 = 0,9 mol

→ mFe2O3 = 0,9.160 = 144g

→%mFe2O3 = 45%

Xem đáp án và giải thích
Tùy thuộc nồng độ của dung dịch HNO3 kim loại nhôm có thể khử HNO3 thành NO2, NO, N2 hoặc NH4NO3. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tùy thuộc nồng độ của dung dịch HNO3 kim loại nhôm có thể khử HNO3 thành NO2, NO, N2 hoặc NH4NO3. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên.


Đáp án:

Các phương trình hóa học

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học:

Biết rằng A là hợp chất của nitơ.


Đáp án:

- Sơ đồ:

Phương trình phản ứng:

(1) Khí NH3 + H2O ⇆ NH4OH

(2) NH3 + HCl → NH4Cl

(3) NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O

(4) NH3 + HNO3 → NH4NO3

(5) NH4NO3 → N2O + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 5,80 g một anđehit đơn chức tác dụng với oxi. Có Cu xúc tác thu được 7,40 g một axit tương ứng. Hiệu suất phản ứng bằng 100%. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của anđehit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 5,80 g một anđehit đơn chức tác dụng với oxi. Có Cu xúc tác thu được 7,40 g một axit tương ứng. Hiệu suất phản ứng bằng 100%. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của anđehit.





Đáp án:

Anđehit đơnc chức có công thức  tác dụng với oxi :

Một mol anđehit chuyển thành 1 mol axit tương ứng làm tăng khối lượng 16 gam

Vậy số mol anđehit chuyển thành 1 mol axit tương ứng làm tăng khối lượng 16 gam.

Vậy số mol anđehit tương ứng với khối lượng đã cho là :

Từ đó suy ra  và công thức phân tử của anđehit là ; CTCT : 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…