Tính khối lượng muối dùng để sản xuất xà phòng thu được khi cho 100 kg một loại mỡ chứa 50% tristearin ; 30% triolein và 20% tripanmitin tác dụng với natri hiđroxit vừa đủ (giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%).
Phản ứng của các chất với dung dịch NaOH :
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
Ta có: m(C17H35COO)3C3H5= (= 50000 (g)
→ n(C17H35COO)3C3H5= = 56,18(mol)
m(C17H33COO)3C3H5= 30000 (g) →n(C17H33COO)3C3H5 = 33,94 (mol)
m(C15H31COO)3C3H5= 20000 (g) → n (C15H31COO)3C3H5= 24,81 (mol)
Từ pt ta có: n C17H35COONa= 3n (C17H35COO)3C3H5
n C17H33COONa =3n(C17H33COO)3C3H5
nC15H31COONa = 3n(C15H31COO)3C3H5
Khối lượng muối thu được :
m C17H35COONa+ m C17H33COONa + m C15H31COONa = 3(56,18.306 + 33,94.304 + 24,81.278) = 103218,06 (g) =103,2 (kg).
Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:
a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.
b) Phương pháp vật lí.
(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).
a) Phương pháp hóa học:
- Ngâm hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HCl dư.
- Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc.
- Làm khô chất rắn, thu được bột Cu.
- Cân, giả sử ta cân được 7,2g. Từ đó suy ra trong hỗn hợp có 7,2g Cu và 10-7,2= 2,8g Fe
⇒ % Cu = (7,2/10).100% = 72% và % Fe = 100% - 72% = 28%
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Cu + HCl → không phản ứng.
b) Phương pháp vật lí:
Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần trên hỗn hợp bột ta cũng thu được 2,8g bột Fe.
Khi nung 23,2 gam sunfua của một kim loại hóa trị hai trong không khí rồi làm nguội sản phẩm thu được một chất lỏng và một chất khí. Lượng sản phẩm khí này làm mất màu 25,4 gam iot. Xác định tên kim loại đó.
Gọi kim loại hóa trị hai là M ⇒ Muối là MS nung trong không khí được một chất khí là SO2 và một chất lỏng SO2 phản ứng với I2 theo phương trình
SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI
nI2 = 25,4/[127.2] = 0,1 mol
Theo phương trình và BT nguyên tố S ta có: nMS = nSO2 = nI2 = 0,1 mol
=> MMS = 23,2/0,1 = 232 = M + 32
⇒ M = 200. M là thủy ngân Hg
Câu A. 5
Câu B. 6
Câu C. 4
Câu D. 3
Hãy so sánh tính kim loại của Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:
Na (Z = 11) ls2 2s2 2p6 3s1
Mg (Z = 12) ls2 2s2 2p6 3s2.
Al (Z = 13) ls2 2s2 2p6 3s2 3p1
Nguyên tử của 3 nguyên tố trên đều có 3 lớp electron nên chúng đều thuộc chu kì 3. Chúng lần lượt có số electron lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 nên đều là những kim loại. Theo quy luật về sự biến đổi tính kim loại - phi kim, Mg có tính kim loại yếu hơn Na nhưng mạnh hơn Al.
Theo quy luật về sự biến đổi tính kim loại – phi kim: Trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần.
Do đó: Mg có tính kim loại yếu hơn Na nhưng mạnh hơn Al.
Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Tìm m?
Bảo toàn nguyên tố Cu: nCu = nCuO = 0,4 mol
→ mCu = 0,4 . 64 = 25,6 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB