Hãy lấy dẫn chứng chứng tỏ rằng có thể sản xuất được các chất hóa học có tác dụng bảo vệ và phát triển cây lương thực.
Để giải quyết vấn đề lương thực, hóa học đã có những đóng góp sau:
- Sản xuất các loại phân bón hóa học như đạm, lân, kali, phân vi lượng...
- Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, diệt trừ cỏ dại, nấm bệnh, côn trùng phá hại mùa màng.
- Tổng hợp các hóa chất bảo quản lương thực, thực phẩm an toàn.
- Sản xuất thực phẩm nhân tạo, thay thế nguồn nguyên liệu là lương thực bằng các nguồn khác như sản xuất etanol từ tinh bột được thay bằng từ mùn cưa, vv...
- Sản xuất các loại phụ gia cho thực phẩm, như các chất tạo màu, tạo mùi, nhưng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nước nguyên chất ở 25°C có nồng độ H+ bằng 1.10-7 mol/l. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử H20 phân li ra ion ở nhiệt độ này, biết rằng = 1 g/ml ?
1 lít nước nặng 1000 g, nên số mol nước trong 1000 g là
Cứ có 55,5 mol nước ở 25°C thì có 1.10-7mol phân li ra ion. Phần trăm mol nước phân li ra ion :
(
1,8.10-7% mol H20 phân li ra ion cũng là phần trăm số phân tử H20 phân li ra ion.
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chết) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là?
Đặt: Cl2: a mol
O2: b mol
=> a + b = 0,25 & 71a + 32b = 23 - 7,2
=> a= 0,2; b = 0,05
Bảo toàn e: 2nM = 2.0,2 + 4.0,05 ⇒ nM = 0,3 mol ⇒ M = 24 ( Mg)
Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ nồng độ dung dịch khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch ?
- Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm trên
+ ống nghiệm nào có khí mùi khai thoát ra ⇒ chứa NH4+
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu trắng, kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư ⇒ chứa Mg2+
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ ⇒ chứa Fe3+
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết ⇒ chứa Al3+
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3↓ + OH- → AlO2- + 2H2O
+ ống nghiệm nào không có hiện tượng gì là Na+
Vậy phân biệt được cả 5 ion
Tính chất hóa học của magie sulfat
Mang tính chất hóa học của muối
Tác dụng với dung dịch bazo
MgSO4 + 2KOH → Mg(OH)2 + K2SO4
Tác dụng với muối
MgSO4 + Ba(NO3)2 → Mg(NO3)2 + BaSO4
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X?
Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
X có tổng số hạt là 36 nên p + n + e = 36 (1).
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, thay vào (1) ta được: 2p + n = 36 (2).
Trong nguyên tử X, hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện nên:
(p + e) = 2n hay p = n (3)
Thay (3) vào (2) được p = n = 12.
Vậy số hạt proton của X là 12.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet