Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng sau : benzen,etylbenzen,hex-1-en, nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng sau : benzen,etylbenzen,hex-1-en, nước.



Đáp án:

Dùng nước brom : nước chỉ pha loãng dung dịch brom còn hex-1-en phản ứng làm mất màu nước brom.

Benzen và etylbenzen tạo hai chất lỏng. Dùng dung dịch  đun nóng : etylbenzen phản ứng,benzen không phản ứng.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau: Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết. Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm. Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút. Cho các nhận định sau: (a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH. (b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat. (c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. (d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự. (e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO. Số nhận định đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:

Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.

Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.

Cho các nhận định sau:

(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH.

(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.

(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.

(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.

Số nhận định đúng là


Đáp án:

Nhận định đúng (a), (b), (c)

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là bao nhiêu?


Đáp án:

nCl2 = x mol; nO2 = y mol

⇒ x + y = 0,35 mol (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCl2 + mO2 = mZ – mY = 19g

⇒ 71x + 32y = 19 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,2; y = 0,15

Đặt nMg = a mol; nAl = b mol

⇒ 24a + 27b = 11,1g (3)

Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 2nCl2 + 4nO2

⇒ 2a + 3b = 1 (4)

Từ (3)(4) ⇒ a = 0,35; b = 0,1

%mAl = [{0,1.27}/11,1].100% = 23,3%

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng của 8,96 lít khí CO2 ở đktc?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng của 8,96 lít khí CO2 ở đktc?


Đáp án:

Số mol phân tử CO2 là: nCO2 = 0,4 mol

Khối lượng mol của CO2 là: MCO2 = 12 +16.2 = 44 g/mol

Khối lượng của 8,96 lít khí CO2 ở đktc là:

mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,4.44 = 17,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là màu gì?


Đáp án:

Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là màu hồng.

Thủy tinh có gốc silicat của kim loại kiềm, khi được hòa tan vào nước sẽ phân hủy tạo ra môi trường kiềm

Na2SiO3 + H2O ⇆ 2NaOH + H2SiO3

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M, KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M, KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Tìm V?


Đáp án:

nCO32- = 0,15 mol ; nHCO3- = 0,1 mol ; nH+ = 0,2 mol

 Nhỏ từ từ từng giọt HCl nên phản ứng xảy ra theo trình tự

    Sau phản ứng (1) nH+ còn: 0,2 - 0,15 = 0,05 (mol) nên HCO3- dư.

    ⇒ VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…