Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc)
Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84g hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Tính khối lượng hỗn hợp X
Ta có: Tổng số mol x điện tích dương ( của hai kim loại) trong 2 phần là bằng nhau
⇒Tổng số mol x điện tích âm của 2 phần cũng bằng nhau
O2- (trong oxit) ⇔ 2Cl-
nCl- = nH+ = 2 nH2 = 2. 1,792/22,4 = 0,16 mol
⇒ nO( trong oxit) = 0,08
Trong một phần: mkim loại = moxit – moxi = 2,84 – 0,08.16 = 1,56g
⇒ mX = 2.1,56 = 3,12g
Hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo, phân tử đều có vòng benzen, nguyên tố oxi chiếm 23,53% khối lượng). Cho 0,04 mol hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng được tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
M = 32/23,53% = 136 => CTPT: C8H8O2
nE < nNaOH < 2nE => E gồm este của ancol và este của phenol
Sản phẩm có 2 muối nên E gồm HCOOCH2C6H5 và HCOOC6H4CH3
nHCOONa = nE = 0, 04 ⇒ mHCOONa = 2,72gam
Câu A. Propyl axetat
Câu B. Vinyl axetat
Câu C. Phenyl axetat
Câu D. Etyl axetat
Mắc nối tiếp hai bình điện phân: bình (1) chứa dung dịch MCl2 và bình (2) chứa dung dịch AgNO3. Sau 3 phút 13 giây thì ở catot bình (1) thu được 1,6 gam kim loại còn ở catot bình (2) thu được 5,4 gam kim loại. Cả hai bình đều không thấy khí ở catot thoát ra. Tìm kim loại M?
Do hai bình mắc nối tiếp điện tích qua chúng không đổi, dẫn tới số mol e trao đổi của chúng bằng nhau:
Q = I.t = (1,6.2.F) : M = (5,4.1.F) : 108
=> M = 64 (Cu)
Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đkc). Khối lượng của dung dịch Y là:
Câu A. 152 gam
Câu B. 146,7 gam
Câu C. 175,2 gam
Câu D. 151,9 gam
Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây :
a. Hỗn hợp khí : CH4 và CH3NH2
b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH, C6H5NH2
a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2
Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.
PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl
Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2
CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
b. Tách hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2
Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.
PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.
PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet