Cho glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 70%. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (d = 1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa các muối có tổng nồng độ là 12,27%. Tính khối lượng glucozơ đã dùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 70%. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (d = 1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa các muối có tổng nồng độ là 12,27%. Tính khối lượng glucozơ đã dùng?


Đáp án:

Hấp thụ CO2 vào dung dịch NaOH

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

nNaHCO3 = a mol, nNa2CO3 = b mol.

nNaOH = a + 2b = 1 × 2 = 2 mol. (1)

mCO2 = (a + b) × 44 gam.

mdung dịch = mCO2 + mdd NaOH = 44(a + b) + 1000 × 1,05 = 44(a + b) + 1050 gam.

mNaHCO3 = 84a gam; mNa2CO3 = 106b gam.

C%NaHCO3 + C%Na2CO3 = (84a + 106b) : (44(a + b) + 1050)

Từ (1) và (2) ⇒ nNaHCO3 = 1mol; nNa2CO3 = 0,5 mol.

∑nCO2 = a + b = 1 + 0,5 = 1,5 mol.

1C6H12O6 → 2CO2

Theo phương trình nC6H12O6 lý thuyết = 0,5nCO2 = 0,5.1,5 = 0,75 mol

mC6H12O6 lý thuyết = 0,75 × 180 = 135 gam.

Mà H = 70% ⇒ mC6H12O6 thực tế = mC6H12O6 lý thuyết: H = 135: 70% = 192,86 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

 


Đáp án:

nH2 = 1/2 = 0,5 mol;

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nMg = x; nFe = y.

nH2 = x + y = 0,5 mol.

mhh = 24x + 56y = 20g.

Giải hệ phương trình ta có x = y =0,25 mol.

mMgCl2 = 0, 25 × 95 = 23,75g.

mFeCl2 = 0,25 × 127 = 31,75g

Khối lượng muối clorua = 23,75 + 31,75= 55,5

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ), thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 là 2. Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ), thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 là 2. Công thức phân tử của X là công thức nào?


Đáp án:

Đặt CTPT của X là CxHyOz

MX = 44.2 = 88;

nX = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố C: 0,1.x = 0,4 → x = 4

Bảo toàn nguyên tố H: 0,1y = 2.0,4 → y = 8

12.4 + 8.1 + 16z = 88 → z = 2 → CTPT: C4H8O2

Xem đáp án và giải thích
Cho 21,8g chất hữu cơ A chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng với 1 lit dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6g muối của axit hữu cơ X và 0,1 mol ancol Y. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lit dung dịch HCl 0,4M. Tính tổng khối lượng mol của X và Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 21,8g chất hữu cơ A chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng với 1 lit dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6g muối của axit hữu cơ X và 0,1 mol ancol Y. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lit dung dịch HCl 0,4M. Tính tổng khối lượng mol của X và Y?


Đáp án:

nNaOH phản ứng = 0,5 - 0,5. 0,4 = 0,3 mol

→ nNaOH: nancol = 3: 1 → Y là ancol ba chức.

Giả sử A là (RCOO)3R1

MRCOONa = MR + 67 = 82 → MR = 15 → R là CH3 → X là (CH3COO)3R1

MX = 59.3 + MR1 = 218 → MR1 = 41 → R1 là C3H5

Vậy X là CH3COONa, Y là C3H5(OH)3 → MX + MY = 82 + 92 = 174.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.


Đáp án:

- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhât: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.


Đáp án:

Số mol nước tạo thành là: nH2O = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

2H2 + O2 --t0--> 2H2O

0,1 0,05 ← 0,1 (mol)

Thể tích khí hiđro tham gia phản ứng: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Thể tích khí oxi tham gia phản ứng: VO2 = 22,4.nO2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…