Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc) thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44g hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là:
Giải
Ta có: n H2O = 0,55 mol > n CO2 = 0,3 mol
→ Số C = n CO2/nX = 0,3/0,25 = 1,2
→ Số H = 2n H2O/nX = 2.0,55/0,25 = 4,4
→ X: C1,2H4,4O
→ nX = 10,44:34,8 = 0,3 mol
→ n H2O = 0,3: 2 = 0,15 mol
→ m ete = m ancol – m H2O = 10,44 – 2,7 = 7,74g
Cho 3,9 gam kim loại K tác dụng với 101,8 gam nước. Tính nồng độ mol và nồng độ % của chất trong dung dịch thu được. Biết khối lượng riêng của dung dịch đó là 1,056 g/ml.
nK = 3,9/39 = 0,1 mol
Phản ứng: 2K + 2H2O → 2KOH + H2
nH2 = 0,05.2 = 0,1 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng:
mdd = 3,9 + 101,8 – 0,1 = 105,6 gam
C%KOH = [0,1.56]/105,6 . 100% = 5,3%
Vdd = m/D = 105,6/1,056 = 100 ml = 0,1 lít
CM(KOH) = 0,1/0,1 = 1 M.
Câu A. 45.
Câu B. 60.
Câu C. 15.
Câu D. 30.
Hỗn hợp X gồm axit axetic và etanol. Chia X thành ba phần bằng nhau:
• Phần 1 tác dụng với Kali dư thấy có 3,36 lít khí thoát ra.
• Phần 2 tác dụng với Na2CO3 dư thấy có 1,12 lít khí CO2 thoát ra. Các thể tích khí đo ở đktc.
• Phần 3 được thêm vào vài giọt dung dịch H2SO4, sau đó đun sôi hỗn hợp một thời gian. Biết hiệu suất của phản ứng este hoá bằng 60%. Tính khối lượng este tạo thành?
nCH3COOH = 3a mol; nC2H5OH = 3b mol.
- Phần 1: nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol.
nCH3COOH + nC2H5OH = a + b = 0,15 × 2 = 0,3 mol.
- Phần 2: nCO2 = 1,12/2,24 = 0,05 mol.
nCH3COOH = a = 0,05.2 = 0,1 mol → b = 0,2 mol.
- Phần 3: CH3COOH + C2H5OH ⇆ CH3COOC2H5 + H2O.
→ mCH3COOC2H5 = 0,1.88.(60/100) = 5,28g
Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là gì?
Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là iot chuyển dần thành hơi màu tím.
Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa?
Chiều giảm dần tính oxi hóa, tăng dần tính khử :
Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Al3+/Al ; Mg2+/Mg ; Na+/Na
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet