a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ. b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó. c) Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.
- Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.

b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó.

c) Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.


Đáp án:

a) Hai oxit axit:

P2O5: điphotpho pentaoxit.

SO3: lưu huỳnh trioxit.

Hai oxit bazơ:

CaO: canxi oxit.

Al2O3: nhôm oxit.

b) Thành phần của oxit:

Oxit bazo là hợp chất của 1 nguyên tố kim loại với oxi

Oxit axit là hợp chất của 1 nguyên tố phi kim với oxi

c) Cách gọi tên:

Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

- Nếu kim loại có nhiều hóa trị:

Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit

- Nếu phi kim có nhiều hóa trị:

Tên gọi: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử của hai nguyên tố có Z = 25 và Z = 35. a) Xác định số thứ tự chu kì và nhóm của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn. b) Nêu tính chất hóa học Cơ bản của hai nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của hai nguyên tố có Z = 25 và Z = 35.

a) Xác định số thứ tự chu kì và nhóm của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.

b) Nêu tính chất hóa học Cơ bản của hai nguyên tố đó.


Đáp án:

Nguyên tử có Z = 25:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố A(Z = 25): ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2.

Vị trí: A có STT = 25, thuộc chu kì 4, nhóm VIIB.

Tính chất: Là kim loại chuyển tiếp. Hóa trị cao nhất với oxi là 7. Công thức oxit cao nhất là A2O7.

Nguyên tử có Z = 35:

Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố B(Z = 35): ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5

Vị trí: B có STT = 35, thuộc chu kì 4, nhóm VIIA.

Tính chất: Là phi kim mạnh. Hóa trị với hiđro là 1 Công thức hợp chất với hiđro là HB. Hóa trị cao nhất của B với oxi là 7. Công thức oxit cao nhất là B2O7 là oxit axit.

Xem đáp án và giải thích
Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hiđro trong một bình phản ứng có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 450°C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí. 1. Tính phần trăm số mol nitơ đã phản ứng. 2. Tính thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hiđro trong một bình phản ứng có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 450°C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí.

1. Tính phần trăm số mol nitơ đã phản ứng.

2. Tính thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành.





Đáp án:

Số mol khí ban đầu :                 2              7                     0

Số mol khí đã phản ứng :          x             3x

Số mol khí lúc cần bằng :         2 - x         7 - 3x              2x

Tổng số mol khí lúc cân bằng : (2 - x) + (7 - 3x) + 2x = 9 - 2x

Theo đề bài : 9 - 2x = 8,2

                            x = 0,4

1. Phần trăm sô mol nitơ đã phản ứng : ( = 20%.

2. Thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành : 2.0,4.22,4 = 17,9 (lít).




Xem đáp án và giải thích
Thực hiện 5 thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (d) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4. (e) Cho dung dịch NH4NO2 vào dung dịch KOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện 5 thí nghiệm sau: 

(a) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(b) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.

(d) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4

(e) Cho dung dịch NH4NO2 vào dung dịch KOH.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là 


Đáp án:

(a) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.

(b) 3NH3 + AlCl3 + 3H2O  3NH4Cl + Al(OH)3.

(c) Ba + H2O + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2 + H2

(d) BaCO3 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O.

(e) NH4NO3 + KOH → KNO3 + NH3 + H2O. 

=> Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là 4.

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,24 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,24 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Cách 1

Ta có nNO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

64nCu + 108nAg = 6,24 (1)

BT e ta có 2nCu + nAg = nNO2 => 2nCu + nAg = 0,1 (2)

Từ (1), (2) => nCu = 0,03 mol và nAg = 0,04 mol

=> m muối = mCu(NO3)2 + mAgNO3 = 0,03.188 + 0,04.170 = 12,44 gam

=> Đáp án D

Cách 2:

m muối = m KLpư + mNO3- = 6,24 + 62.0,1 = 12,44 gam

Xem đáp án và giải thích
Tính chất vật lí của chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:


Đáp án:
  • Câu A.

    a. C và b. D

  • Câu B.

    a. A và b. D

  • Câu C.

    a. Avà b. B

  • Câu D.

    a. C và b. B

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…