Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng với muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?
Sản phẩm của phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit bazơ là muối và nước (H2O), mà nước là chất điện li yếu.
Sản phẩm của phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit là muối mới, và axit cacbonic (H2CO3) rất yếu, dễ dàng bị phân huỷ thành nước (H2O và khí cacbonic (CO2) Vậy sản phẩm cuối cùng sau phản ứng có chất dễ bay hơi (CO2) và chất điện li yếu (H2O).
Theo điều kiện của phản ứng trao đổi thì phản ứng trên xảy ra được.
Câu A. Glucozơ
Câu B. Mantozơ
Câu C. Fructozơ
Câu D. Saccarozơ
Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là bao nhiêu %?
Trong bình phản ứng cùng thể tích nhiệt độ do đó áp suất tỉ lệ với số mol, áp suất bình giảm 5% so với ban đầu ⇒ nN2 pư = 5% ban đầu = 0,05 mol
3Mg + N2 -toC→ Mg3N2
nMg = 3nN2 = 0,15
%mMg(pu) = [0,15.24]/4,8 . [0,15.24]/4,8 . 100 = 75%
Có phương trình hóa học sau:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư.
b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.
a) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng nCaCO3= 10/100 = 0,1 mol.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
Theo phương trình hóa học, ta có: nCaCl2= nCaCO3 = 0,1 mol.
Khối lượng của canxi clorua tham gia phản ứng: mCaCl2 = 0,1 . (40 + 71) = 11,1 g.
b) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng: nCaCO3= 5/100 = 0,05 mol.
Theo phương trình hóa học, ta có: nCO2= nCaCO3 = 0,05 mol.
Thể tích khí CO2 ở điều kiện phòng là: VCO2 = 24 . 0,05 = 1,2 lít.
Hai ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tổng khối lượng phân tử bằng 74. X và Y lần lượt là gì?
MX + MY = 74 → MX + (MX + 14) = 74 → MX = 30 (C2H6)
MY = 44 (C3H8) → etan, propan.
Dựa vào bảng tính 3.1, hãy cho biết kiểu cấu trúc mạng tinh thể của các kim loại: Cu, Na, Co, Mg, Al.
+ Cu, Al: Mạng lập phương tâm diện.
+ Co, Mg: Mạng lục phương.
+ Na: Mạng lập phương tâm khối.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB