Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất lỏng: dung dịch glucozơ, benzen, ancol etylic, glixerol. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết chất chứa trong từng lọ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất lỏng: dung dịch glucozơ, benzen, ancol etylic, glixerol. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết chất chứa trong từng lọ.



Đáp án:

Cho 4 mẫu thử tác dụng với  ở nhiệt độ phòng  Nhận được glucozơ và glixerol. Đun nóng phân biệt được glucozơ và glixerol.

2 mẫu còn lại cho tác dụng với Na, nhận được ancol etylic, còn lại là benzen.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng tạo đơn chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng: (1) O3 + dung dịch KI → (2) F2 + H2O (t0)→ (3) MnO2 + HCl đặc (t0)→ (4) Cl2 + dung dịch H2S → Các phản ứng tạo ra đơn chất là

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3)

  • Câu B. (1), (3), (4)

  • Câu C. (2), (3), (4)

  • Câu D. (1), (2), (4)

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X?


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.

X có tổng số hạt là 36 nên p + n + e = 36 (1).

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, thay vào (1) ta được: 2p + n = 36 (2).

Trong nguyên tử X, hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện nên:

(p + e) = 2n hay p = n (3)

Thay (3) vào (2) được p = n = 12.

Vậy số hạt proton của X là 12.

Xem đáp án và giải thích
Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO- và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,043M, biết rằng nồng độ điện li α của CH3COOH bằng 20%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO- và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,043M, biết rằng nồng độ điện li α của CH3COOH bằng 20%.


Đáp án:

CH3COOH ⇆ CH3COO- + H+

Áp dụng CT (1) ⇒ C = α . C0 = 0,043 . 20% = 8,6 . 10-3 mol/lit

⇒[CH3COO-] = [H+] = 8,6.10-3 mol/lít.

[CH3COOH]sau pư = 0,043 – 8,6.10-3 = 0,0344 mol/lít

Xem đáp án và giải thích
Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thì lượng kết tủa là 15,6g. Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thì lượng kết tủa là 15,6g. Tìm V?


Đáp án:

nAl3+ = 0,3 ≠ n↓ = 15,6:78 = 0,2

OH- lớn nhất khi: nOH- = 4nAl3+ - n↓ = 1 mol

⇒ V = 2 lít

Xem đáp án và giải thích
Có ba dung dịch : kali sunfat, kẽm sunfat và kali sunfit với nồng độ khoảng 0,1M. Chỉ dùng một thuốc thử có thể nhận ra được ba dung dịch trên đó. Đó là thuốc thử nào ? Giải thích
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba dung dịch : kali sunfat, kẽm sunfat và kali sunfit với nồng độ khoảng 0,1M. Chỉ dùng một thuốc thử có thể nhận ra được ba dung dịch trên đó. Đó là thuốc thử nào ? Giải thích



Đáp án:

 (tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh) khi tan trong nước không bị thủy phân nên dung dịch có pH = 7.  (tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh) khi tan trong nước bị thủy phân tạo thành dung dịch có tính axit (pH<7).  ( tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh ) khi tan trong nước bị thủy phân tạo thành dung dịch có tính kiềm (pH>7).

Vì vậy, có thể dùng quỳ tím để nhận ra các dung dịch nói trên.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…