Hòa tan hòa toàn 6,645g hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau vào nước được dd X. Cho toàn bộ dd X tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3 (dư), thu được 18,655g kết tủa. Tìm hai kim loại kiềm trên.
MCl (0,13) + AgNO3 → AgCl (0,13) + MNO3
nAgCl = 18,655/143,5 = 0,13
⇒ M = (6,645/0,13) - 35,5 = 15,61
⇒ M1 = 9 (Li) < 15,61 < M2 = 23(Na)
Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.
Thể tích dung dịch HCl dùng cho cả 2 phản ứng bằng nhau, nên có cùng số mol. Kí hiệu X, Y là khối lượng mol nguyên tử của 2 kim loại.
Phương trình hoá học của phản ứng :
2X + 2nHCl → 2XCln + nH2 ↑
nH2 = 0,672 /22,4 = 0,O3 mol
Theo đề bài: 0,06/n x X = 1,95 → X = 32,5n
Kẻ bảng
n | 1 | 2 | 3 |
X | 32,5 | 65 | 97,5 |
Vậy X là Zn
Y2Om + mHCl → YClm + mH2O
Theo đề bài, ta có:
(2Y + 16m) = 1,6 → Y = 56/3.m
Kẻ bảng
m | 1 | 2 | 3 |
Y | 56,3 | 112/3 | 56 |
Vậy Y là Fe.
Amoni đicromat khi được nung nóng tạo ra crom(III) oxit, nitơ và nước. Viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết nó thuộc loại phản ứng gì ?
)2Cr2O7 ---t0⟶Cr2O3+N2+4H2O
Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử.
So sánh nhiệt độ sôi giữa các chất, trường hợp nào sau đây hợp lý:
Câu A. C3H7OH < C2H5COOH < CH3COOCH3
Câu B. C2H5COOH < C3H7OH < CH3COOCH3
Câu C. CH3COOCH3 < C2H5COOH < C3H7OH
Câu D. CH3COOCH3 < C3H7OH < C2H5COOH
Một khí có dạng X2 có tỉ khối hơi đối với khí axetilen (C2H2) bằng 2,731. Xác định khí X2?
Khối lượng mol của khí axetilen là: MC2H2 = 2.12+2.2 = 26 g/mol
Áp dụng công thức tính tỉ khối:
dX2/C2H2 = 2,731 => MX2 = 26 . 2,731 ≈ 71 g/mol
MX2 = 2.MX = 71 g/mol => MX = 35,5 g/mol
Vậy khí cần tìm là Cl2.
Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất?
Đất là một hệ sinh thái , khi có mặt một số vật chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.
Nguyên nhân:
Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng do thủy triều
Nguồn gốc do con người: có thể phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm: tác nhân hóa học, tác nhân vật lý.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.