Dung dịch A gồm phenol và xiclohexanol trong hexan (làm dung môi). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau: - Phần một cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,808 lít khí H2 (đktc). - Phần hai phản ứng với nước brom (dư) thu được 59,58 gam kết tủa trắng. Khối lượng của phenol và xiclohexanol trong dung dịch A bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A gồm phenol và xiclohexanol trong hexan (làm dung môi). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:

- Phần một cho tác dụng với Na (dư) thu được 3,808 lít khí H2 (đktc).

- Phần hai phản ứng với nước brom (dư) thu được 59,58 gam kết tủa trắng.

Khối lượng của phenol và xiclohexanol trong dung dịch A bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol trong 1/2 dd A là: nC6H5OH = x mol; nC6H11OH = y mol

nH2 = 1/2. nC6H5OH + 1/2. nC6H11OH = 0,17 mol ⇒ x + y = 0,34 mol

n↓ = nC6H2OHBr3 = nC6H5OH = 0,18 mol ⇒ x = 0,18 ⇒ y = 0,16

⇒ mphenol = 0,18.94.2 = 33,84g; mxiclohexanol = 0,16.100.2 = 32g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO3 6,06% và H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 2,7778% khối lượng). Cho một lượng KOH (dư) vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO3 6,06% và H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 2,7778% khối lượng). Cho một lượng KOH (dư) vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Do phản ứng tạo H2 => X không chứa NO3-

nH2 = x mol

=> m hh khí = 2x : (15/9) . 100 = 72x (g)

BTNT “H”: nH2O = nH2SO4 – nH2 = 0,33 – x (mol)

BTKL: mKL + mKNO3 + mH2SO4 = m muối + m hh khí + mH2O

=> 11,2 + 0,12.101 + 0,33.98 = 11,2 + 0,12.39 + 0,33.96 + 72x + 18(x – 0,33)

=> x = 0,04 mol

=> m hỗn hợp khí = 72x = 2,88 gam

BTKL: m dd sau pư = mKL + m dd (KNO3 + H2SO4) – m khí = 11,2 + 200 – 2,88 = 208,32 gam

Đặt nCu = a; nMg = b; nFe2+ = c; nFe3+ = d

BTĐT: 2nCu2+ + 2nMg2+ + 2nFe2+ + 3nFe3+ = 2nSO42- - nK+

Hay 2a + 2b + 2c + 3d = 2.0,33 – 0,12 = 0,54 (1)

Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được oxit kim loại:

mO(oxit) = m oxit – mKL = 16 – 11,2 = 4,8 gam

=> nO(oxit) = 0,3 mol

BTe cho quá trình từ KL tạo thành oxit kim loại: 2nCu + 2nMg + 3nFe = 2nO

=> 2a + 2b + 3c + 3d = 2.0,3 = 0,6 (2)

Lấy (2) – (1) thu được c = 0,06 mol

=> nFeSO4 = c = 0,06 mol

=> C% FeSO4 = 4,378% gần nhất với giá trị 4,38%

Xem đáp án và giải thích
Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Lấy một số thí dụ về chất điện li và chất không điện li.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Lấy một số thí dụ về chất điện li và chất không điện li.


Đáp án:

- Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li.

- Những chất khi tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.

- Ví dụ:

     + Chất điện li: HCl, NaOH, HBr…

     + Chất không điện li: rượu etylic, đường, glixerol..

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là


Đáp án:

Ta có: nH2 = 0,3 mol

--> m = 15,4 + 0,3.2.35,5 = 36,7g

Xem đáp án và giải thích
Bài toán nâng cao liên quan tới sắt và đồng
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. 116,89.

  • Câu B. 118,64.

  • Câu C. 116,31.

  • Câu D. 117,39.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?


Đáp án:
  • Câu A. NO

  • Câu B. NH4NO3

  • Câu C. NO2

  • Câu D. . N2O5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…