Phân biệt các dung dịch muối sau: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl.
Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Nhỏ dung dịch KOH từ từ cho đến dư vào các mẫu thử:
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu => là dung dich FeCl3.
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dần hóa nâu đung dịch FeCl2.
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng => dung dịch MgCl2.
MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
- Mẫu nào không có hiện tượng nào xảy ra => dung dịch NaCl.
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần khi dư dung dịch KOH
=> dung dịch AlCl3.
AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl
Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
- Mẫu nào có khí mùi khai bay ra => dung dịch NH4Cl.
KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đo ở đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là gì?
Do hỗn hợp gồm cacbonhiđrat nên quy hỗn hợp về dạng : Cm(H2O)n.
Cm(H2O)n + mO2 (0,1125) → mCO2 + nH2O (0,1 mol)
Bảo toàn khối lượng có : m = 0,1.18 + 0,1125.44 – 0,1125.32 = 3,15 gam.
Cho 60 gam CH3COOH tác dụng với 100g CH3CH2OH thu được 55gam CH3COOCH2CH3
a) Viết phương trình hóa học xảy ra và gọi tên của phản ứng.
b) Tính hiệu suất của phản ứng trên
nCH3COOH = 1 mol
nC2H5OH = 2,17 mol
a) Phương trình phản ứng:
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
Phản ứng này gọi là phản ứng este hóa.
b) Hiệu suất của phản ứng:
Theo phương trình phản ứng trên và số liệu của đề bài cho, số mol rượu dự, do đó tính hiệu suất phản ứng theo CH3COOH.
Theo lí thuyết 1 mol CH3COOH (60g) tạo ra 1 mol CH3COOC2H5 (88g) nhưng thực tế chỉ thu được 55g.
Vậy hiệu suất của phản ứng là: (55/88).100% = 62,5%
Trình bày cách phân biệt các chất riêng biệt: C2H5OH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOH?
Cách 1
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là AgNO3/NH3 và quỳ tím
Dùng quỳ tím để nhận biết được CH3COOH làm quỳ tím chuyển màu đỏ
Các chấtcòn lại cho tác dụng với AgNO3/NH3
C2H5OH không phản ứng với AgNO3/NH3
Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu C6H5OH
C6H5OH + 2(Ag(NH3)2)OH → C6H6O2 + 2Ag + 4NH3 + H2O
Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng bạc bám vào ống nghiệm CH3CHO
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Cách 2.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là dung dịch Brom, CuO và quỳ tím
Dùng quỳ tím để nhận biết được dung dịch CH3COOH là axit làm quỳ tím hóa đỏ
Sử dụng dung dịch Brom để nhận biết
C6H5OH phản ứng Brom
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
Không phản ứng là 2 chất còn lại CH3CHO, C2H5OH
Dùng CuO để nhận biết C2H5OH
C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột
a) Phân tử amilozơ
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh
- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ
b) Phân tử amilopectin
- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:
+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)
+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh
Mỗi giờ 1 người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5m3 không khí cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình:
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu?
(Giả sử các thể tích khí được đo ở đktc)
Lượng không khí cần dùng trong 1 ngày (24 giờ) cho mỗi người là:
VKhông khí = 0,5m3 . 24 = 12m3.
Do trong không khí oxi chiếm 21% về thể tích nên thể tích khí oxi cần dùng trong 1 ngày cho một người trung bình là:
V oxi = 12.(1/3).(21/100) = 0,84m3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet