Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?


Đáp án:

Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:

Cl2 + H2O  →  HCl  +  HClO

Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với 0,05 mol H2SO4 loãng, tính khối lượng muối thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với 0,05 mol H2SO4 loãng, tính khối lượng muối thu được


Đáp án:

Cho anilin dư phản ứng với H2SO4

2C6H5NH2 + H2SO4 → (C6H5NH3)2SO4

⇒ nmuối = 0,05 mol ⇒ mmuối = 0,05.284 = 14,2 g

Xem đáp án và giải thích
Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ? a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4. c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2. Giải thích và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được hai muối trong mỗi cặp chất sau được không ?

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3.

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2.

Giải thích và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 muối trong những cặp chất:

a) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu đỏ nâu, là muối Fe2(SO4)3:

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 .Dung dịch muối nào tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa màu xanh, là muối CuSO4 :

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

c) Dung dich Na2SO4 và dung dịch BaCl2 : không dùng NaOH để nhận biết 2 dung dịch trên vì sau phản ứng các cặp chất không tồn tại.

Xem đáp án và giải thích
Tìm nồng độ dung dich NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M tác dụng với 200 gam dung dịch NaOH thu được 11,7 gam kết tủa trắng. Nồng độ dung dịch NaOH đã dùng là

Đáp án:
  • Câu A. 9%

  • Câu B. 12%

  • Câu C. 13%

  • Câu D. Phương án khác

Xem đáp án và giải thích
Cho xenlulozo phản ứng với anhidrit axetic(có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozo triaxetat , xenlulozo diaxetat và 6,6g axit axetic. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozo triaxetat và xenlulozo diaxetat trong X lần lượt là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho xenlulozo phản ứng với anhidrit axetic(có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozo triaxetat , xenlulozo diaxetat và 6,6g axit axetic. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozo triaxetat và xenlulozo diaxetat trong X lần lượt là


Đáp án:

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O -> [C6H7O2(CH3COO)3] + 3nCH3COOH

       x                                                     x                                3x

[C6H7O2(OH)3]n +2n(CH3CO)2O ->[C6H7O2(OH)(CH3COO)2] + 2nCH3COOH

       y                                                    y                                2y

=> nCH3COOH = 3x + 2y = 0,11 mol

Và : mmuối = 288x + 246y = 11,1g

=> x = 0,03 ; y = 0,01 mol

=> %mTriaxetat  = 77,84%

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 5,64g Cu(NO3)2 và 1,7g AgNO3 vào nước được 101,43g dung dịch A. Cho 1,57g hỗn hợp X bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Tính C% mỗi muối có trong dung dịch D
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 5,64g Cu(NO3)2 và 1,7g AgNO3 vào nước được 101,43g dung dịch A. Cho 1,57g hỗn hợp X bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra. Tính C% mỗi muối có trong dung dịch D


Đáp án:

Dung dịch sau phản ứng chỉ có 2 muối và hỗn hợp chất rắn không tan suy ra phản ứng vừa đủ

Gọi a,b là số mol của Zn và Al → 65a + 27b = 1,57

nCu+ = 0,03; nAg+ = 0,01 → ne = 0,07

→ 2a + 3b = 0,07

→ a = 0,02mol; b = 0,01 mol

→ mZn(NO3)2 = 3,78gam; mAl(NO3)3 = 2,13 gam

mdd = 101,43 – 64. 0,03 – 108. 0,01 + 65. 0,02 + 27. 0,01 = 100

→ % mZn(NO3)2 = 3,78%

% mAl(NO3)3 = 2,13%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…