a) Điền các số thích hợp vào bảng. Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V Ankan CnH2n+2 0 0 0 0 Anken CnH2n 2 1 0 1 Monoxicloankan CnH2n Ankađien CnH2n-2 Ankin CnH2n-2 Oximen(*) C10H16 Limone(*) C10H16 (*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”. (**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn. b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Điền các số thích hợp vào bảng.

Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V
Ankan CnH2n+2 0 0 0 0
Anken CnH2n 2 1 0 1
Monoxicloankan CnH2n        
Ankađien CnH2n-2        
Ankin CnH2n-2        
Oximen(*) C10H16        
Limone(*) C10H16        

(*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”.

(**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn.

b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.


Đáp án:

a)

Hidrocacbon CTPT Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng Số liên kết pi (π) Số vòng (V) Tổng số π+V
Ankan CnH2n+2 0 0 0 0
Anken CnH2n 2 1 0 1
Monoxicloankan CnH2n 2 0 1 1
Ankađien CnH2n-2 4 2 0 2
Ankin CnH2n-2 4 2 0 2
Oximen(*) C10H16 6 3 0 3
Limone(*) C10H16 6 2 1 3

b) 1 nguyên tử C có 4 electron hóa trị

⇒ n nguyên tử C có 4.n electron hóa trị.

⇒ số liên kết σ giữa các nguyên tử C trong phân tử ankan (n-1).

⇒ số e hóa trị dùng tạo (n - 1) liên kết σ giữa C-C là (n-1).2.

⇒ số nguyên tử H là 2n + 2. Công thức ankan : CnH2n+2

Với các hidrocacbon không no hay vòng. Số e hóa trị phải dùng cho 1 liên kết π là 2: 1 vòng tương ứng với 1 liên kết π, một nối ba tương ứng với hai nối đôi.

Như vậy:

Số H trong phân tử anken hoặc xicloankan kém hơn anka có số C tương ứng là 2 vì anken có 1 liên kết π và xicloankan có một vòng.

Số H trong phân tử ankin hoặc ankadien kém hơn ankan có số C tương ứng là 4 vì ankin có một nối ba và ankadien ó hai nối đôi.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, c, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn pentapeptit X ta thu được các amino axit A, B, c, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X ta thu được các đipeptit BD, CA, DC, AE và tripeptit DCA. Xác định trình tự các gốc amino axit trong phân tử X.



Đáp án:

X là pentapeptit mà khi thuỷ phân tạo ra 5 loại amino axit khác nhau nên mỗi amino axit chí đóng góp 1 gốc vào phân tử X.

Nên xuất phát từ tripeptit: DCA

Vì có đipeptit BD nên gốc B đứng trước gốc D : BDCA. Vì có đipeptit AE nên gốc E đứng sau gốc A ; do đó trình tự các gốc trong phân tử X là : BDCAE.




Xem đáp án và giải thích
Bài toán dẫn hỗn hợp oxit kim loại qua hỗn hợp chất khử CO và H2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nung nóng một ống sứ chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3 rồi dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể khí X (đktc) đã tham gia phản ứng khử là :


Đáp án:
  • Câu A. 5,6 lít

  • Câu B. 11,2 lít

  • Câu C. 22,4 lít

  • Câu D. 8,4 lít

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hóa hoàn toàn 1 este X đa chức với 100ml dung dịch KOH 1M sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 8,32 gam chất rắn và ancol đơn chức Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thu được 3,584 lit CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O công thúc cấu tạo của X ?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn 1 este X đa chức với 100ml dung dịch KOH 1M sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 8,32 gam chất rắn và ancol đơn chức Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thu được 3,584 lit CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O công thúc cấu tạo của X ?


Đáp án:

nCO2 = 0,16 mol; nH2O = 0,24mol ⇒ n= 0,08 mol

⇒ C2H6

⇒ n= 0,04 mol ⇒ mX = 8,32 + 0,08.46 – 0,1.56 = 6,4

⇒ MX = 160

⇒ C2H5OOC-CH2-COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Có một dung dịch gồm hai muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một dung dịch gồm hai muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Cho một lượng bột Al dư vào dung dịch 2 muối, chỉ có Al tác dụng với dung dịch muối FeSO4 : 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe.

Tách kết tủa thu được dung dịch Al2(SO4)3.

Xem đáp án và giải thích
Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.


Đáp án:

Số mol P tham gia phản ứng là: nP = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

4P + 5O2 --t0--> 2P2O5

4 → 5 mol

0,1 → 0,125 (mol)

Theo phương trình: nO2 = 0,125 mol

Thể tích của oxi (đktc) cần dùng là:

VO2 = 22,4.nO2 = 22,4 . 0,125 = 2,8 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…