Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15 gam Ag, tính nồng độ của dung dịch glucozơ
Phương trình phản ứng :
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
Hoặc
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Theo phương trình phản ứng ta thấy :
Nồng độ phần trăm của dung dịch glucozơ là:
Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn) bao nhiêu?
Gọi số mol 3 oxit lần lượt là a,b,c ⇒ 160a + 152b + 102c = 41,4 (1)
Fe2O3 + NaOH → không phản ứng
Cr2O3 + NaOH → 2NaCrO2 + H2O
Al2O3 + NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Chất rắn không tan là Fe2O3 ⇒ 160a = 16 (2)
Fe2O3 + 2Al --> 2Fe + Al2O3
a 2a
Cr2O3 + 2Al --> 2Cr + Al2O3
b 2b
2a + 2b = (10,8 : 27)
Giải hệ (1), (2) và (3) ta được: a = 0,1; b = 0,1; c= 0,1
⇒ mCr2O3 = 152. 0,1 = 15,2 gam
⇒ %mCr2O3 = (15,2/41,4). 100% = 36,71%
Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?
Kim loại luôn đóng vai trò là chất khử trong phản ứng oxi hóa – khử
Chia 200 gam dung dịch hỗn hợp glucozơ và fructozơ thành hai phần bằng nhau:
• Phần 1: Tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 86,4 gam Ag kết tủa
• Phần 2: Phản ứng vừa hết với 28,8 gam Br2 trong dung dịch. Tính nồng độ phần trăm của fructozơ trong dung dịch ban đầu ?
Nhận thấy cho hỗn hợp glucozơ và fructozơ phản ứng với Br2 thì chỉ có glucozơ tham gia phản ứng.
⇒ nBr2 = nglucozơ = 0,18 mol.
Khi tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thì cả glucozơ và fructozơ tham gia phản ứng
⇒ nfructozơ + nglucozơ = nAg:2 ⇒ nfructozơ = 0,8: 2 - 0,18 = 0,22 mol.
C% fructozơ = ((0,22.2.180) : 200).100 = 39,6%.
Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của M?
Cấu hình electron của nguyên tử M là 1s22s22p63s23p63d74s2
Số hiệu nguyên tử của M là 27.
Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.
b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.
a) Cấu hình electron nguyên tử:
A(Z = 11) ls2 2s2 2p6 3s1.
B (Z= 12) ls2 2s2 2p6 3s2
C (Z = 13) ls2 2s2 2p6 3s2 3p1
D (Z = 14) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
b) Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
A thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IA vì có một electron ở lớp ngoài cùng.
B thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
C thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng.
D thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhòm IVA vì có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
c) Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: D, C, B, A.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB