Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm m?
Axit glutamic có dạng: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
⇒ naxit glutamic = 0,09 mol
Có nHCl = 0,2 mol; nNaOH = 0,4 mol
⇒ nNaOH dư = nNaOH ban đầu – (2nGlutamic + nHCl) = 0,02 mol
⇒ Chất rắn khan gồm:
0,02 mol NaOH;
0,09 mol NaOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COONa;
0,2 mol NaCl.
⇒ m = 29,69 g
Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc SO32-. Để xác định sự có mặt của các ion SO32- trong rau quả, một học sinh ngâm một ít đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch H2O2 (chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch BaCl2. Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng đã xảy ra.
SO32- + H2O2 → SO42- + H2O;
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓.
Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 g chất rắn. Xác định thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy theo phương trình:
2NaHCO3--t0--> Na2CO3 + H2O + CO2↑ (1)
Khối lượng giảm sau phản ứng chính là H2O và CO2
Gọi nCO2= x(mol) => nH2O= nCO2= x(mol)
Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có: mCO2 + mH2O = mhh - mrắn
=>44x + 18x = 100- 69
=> x = 0,5 => nCO2= 0,5 (mol)
Theo(1): nNaHCO3= 2nCO2= 2×0,5=1(mol)
=> mNaHCO3= 1.(23+1+12+16×3)= 84
=> % mNa2CO3= 100% -84% =16%
Viết phương trình hóa học của phản ứng propan-1-ol với mỗi chất sau:
a. Natri kim loại.
b. CuO, đun nóng
c. Axit HBr, có xúc tác
Trong mỗi phản ứng trên ancol giữ vai trò gì: chất khử, chất oxi hoá, axit, bazơ? Giải thích.
a) 2CH3-CH2-CH2OH + 2Na → 2CH3-CH2-CH2ONa + H2↑
Ancol đóng vai trò chất oxi hóa
b) CH3-CH2-CH2OH + CuO → CH3-CH2-CHO + Cu + H2O
Ancol đóng vai trò chất khử
c) CH3-CH2-CH2OH + HBr → CH3-CH2-CH2Br + H2O
Ancol đóng vai trò bazơ
Nước nguyên chất ở 25°C có nồng độ H+ bằng 1.10-7 mol/l. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử H20 phân li ra ion ở nhiệt độ này, biết rằng = 1 g/ml ?
1 lít nước nặng 1000 g, nên số mol nước trong 1000 g là
Cứ có 55,5 mol nước ở 25°C thì có 1.10-7mol phân li ra ion. Phần trăm mol nước phân li ra ion :
(
1,8.10-7% mol H20 phân li ra ion cũng là phần trăm số phân tử H20 phân li ra ion.
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học
Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Do giai đoạn này xảy ra hiện tượng parafin biến đổi có tạo thành chất mới là CO2 và hơi nước.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet