Hãy giải thích vì sao:
a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC).
b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).
a) propan -2-ol tạo được liên kết hidro liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao.
Propanal không tạo được liên kết hidro liên phân tử nhưng do sự phân cực liên kết CO nên có nhiệt độ sôi trung bình.
2-metylpropen không tạo được liên kết hidro liên phân tử, không phân cực nên có nhiệt độ sôi thấp nhất.
b) anđêhit fomic (HCHO) tan tốt hơn so với etan CH3-CH3 vì HCHO tạo được liên kết hidro với nước, giúp nó phân tán tốt trong nước.
Cho 20,4 g hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, thêm dần NaOH vào để đạt được kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là
Các phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách) ?
Phản ứng thế: a
Phản ứng cộng: b
Phản ứng tách: c,d
Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25 M vào 50 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có độ pH = 2,0?
Ta có nHCl = 0,005; nH2SO4 = 0,0025 ⇒ nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = 0,01 mol.
nOH- = 0,25V (với V là thề tích NaOH thêm vào)
Phản ứng: H+ + OH- → H2O
Dung dịch thu được có pH = 2 ⇒ axit dư
nH+ dư = 0,01 - 0,25V
CMH+ sau pu = [0,01 - 0,25V]/[0,05 + V] = 10-2 (Vì pH = 2)
V = 0,03654 lít = 36,54 ml.
Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5
mglixerol = 92.nglixerol = 92.ntristearin = 92. (2,225/890). 0,8 = 0,184 kg.
Thí nghiệm ở hình 2.13(SGK) chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?
P đỏ được đặt trên thanh sắt gần ngọn lửa hơn P trắng (to cao hơn). Hiện tượng: P trắng bốc cháy còn P đỏ thì không. Chứng tỏ P trắng dễ phản ứng với oxi hơn P đỏ rất nhiều. Thực tế P trắng có thể bị oxi hoá trong không khí ở nhiệt độ thường (hiện tượng phát quang hoá học), còn P đỏ thì bốc cháy khi đun nóng ở nhiệt độ 250oC.
4P +5O2 → 2P2O5
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet