Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Dùng phương pháp hóa học để thu được bạc tinh khiết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bạc (dạng bột) có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Dùng phương pháp hóa học để thu được bạc tinh khiết.


Đáp án:

Cho hỗn hợp vào dung dịch AgNO3 dư, đồng và nhôm sẽ phản ứng, kim loại thu được là Ag.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag ↓

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau? a. Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na. b. Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3. c. Các oxit: CaO, MgO, Al2O3. d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau?

a. Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.

b. Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3.

c. Các oxit: CaO, MgO, Al2O3.

d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.


Đáp án:

a. Các kim loại Al, Mg, Ca, Na,

* Hòa tan 4 kim loại vào nước ta được 2 nhóm:

- Nhóm kim loại tan: Ca, Na

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Sục khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có tạo ra kết tủa là Ca(OH)2:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

 

- Nhóm hai kim loại không tan trong nước là Mg và Al

Đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra Al do bị tan ra còn Mg thì không.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

b. Các dung dịch muối.

- Nhỏ dung dịch NaOH vào 3 dung dịch muối, nhận ra AlCl3 vì có kết tủa.

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.

- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CaCl2 vì có kết tủa:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

Còn lại là NaCl.

c. Các oxit CaO, MgO, Al2O3

- Hòa tan vào H2O thì CaO tan.

CaO + H2O → Ca(OH)2

- Hòa tan 2 mẫu còn lại vào dung dịch kiềm thấy mẫu tan là Al2O3.

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

- Còn lại là MgO.

d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.

- Hòa tan các mẫu thử vào nước: Al(OH)3 không tan.

- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch, nhận ra Ca(OH)2 vì tạo CaCO3 kết tủa

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH

- Còn lại là NaOH

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng ancol etvlic thu được từ: a. Một tấn ngô chứa 65% tinh bột, hiệu suất cả quá trình đạt 80%. b. Một tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozo, hiệu suất cả quá trình đạt 70%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng ancol etvlic thu được từ:

a. Một tấn ngô chứa 65% tinh bột, hiệu suất cả quá trình đạt 80%.

b. Một tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozo, hiệu suất cả quá trình đạt 70%.


Đáp án:

a. mtinh bột = 1.65:100 = 0,65 tấn = 650 kg

khối lượng etanol thu được với hiệu suất 80% là :

650.(92n : 162n).(80 : 100) = 295,3 kg

b. mxenlulozo = 50:100.1 = 0,5 tấn = 500 kg

Khối lượng etanol thu được với hiệu suất 70% là :

500. (92n : 162n).(70 : 100) = 198,8 kg

Xem đáp án và giải thích
Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe thì cần đủ 2,24 lít CO (đktc). Tính Khối lượng sắt thu được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe thì cần đủ 2,24 lít CO (đktc). Tính Khối lượng sắt thu được?


Đáp án:

Gọi x là số mol của FeO, y là số mol Fe3O4, z là số mol Fe2O3, t là số mol Fe

Ta có 17,6 = 72x + 232y + 160z + 56t (1)

Fe2O3 + 3CO --t0--> 2Fe + 3CO

z              3z            2z               (mol)

Fe3O4 + 4CO --t0-->  4CO2 + 3Fe

y               4y                       3y (mol)

FeO + CO --t0--> CO2 + Fe (mol)

x             x            x

Ta có x + 4y + 3z = 0,1

Khối lượng Fe là m = 56(x + 3y + 2z + t)

Từ (1) ta có 17,6 = 56(x + 3y + 2z + t) + 16(x + 4y + 3z)

17,6 = m + 16.0,1

=> m = 16

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.


Đáp án:

Polipeptit + H2O → 2 mol glyxin (Gly),1 mol alanin (Ala), 1 mol pheylanalin (Phe) và 1 mol methioxin (Met) ⇒ X là pentapeptit.

    Ta có: Met – Y – Z – T – Phe. Mặt khác, ta có các đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly; Met - Gly nên trật tự các amino axit trong pentapeptit là Met – Gly – Ala – Phe.

Xem đáp án và giải thích
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion:

Chất tham gia phản ứng phải tan ( trừ phản ứng với axit)

Có sự tạo thành:

- Chất kết tủa (chất ít tan hơn, chất không tan)

- Chất dễ bay hơi

- Chất điện li yếu hơn.

Ví dụ:

+ Sản phẩm là chất kết tủa

Phương trình dưới dạng phân tử:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Phương trình ion rút gọn:

Ba2+ + SO42- → BaSO4

+ Sản phẩm là chất điện li yếu

Phương trình dưới dạng phân tử:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

Phương trình ion rút gọn:

2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…