Câu A. 8,22
Câu B. 6,94 Đáp án đúng
Câu C. 5,72
Câu D. 6,28
- Phản ứng: NaOH + CH3COOCH3 → CH3COONa + CH3OH 0,07 mol-----------0,1 mol-------------0,07 mol mRắn khan = 40nNaOH dư + 82nCH3COONa = 6,94 g.
Thế nào là năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử? Nguyên tử A có năng lượng ion hóa thứ nhất lớn hơn năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử X, hỏi nguyên tử nào dễ nhường electron hơn?
Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
Nguyên tử X dễ nhường electron hơn nguyên tử A.
Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 960. Khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ trên là bao nhiêu kilôgam? Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
Theo bài ra, ta có m dd ancol = 60000. 0,789 = 47340(g)
⇒ mAncol nguyên chất = 0,96. 47340 = 45446,4(g)
⇒ nC2H5OH = 45446,4/46 = 988(mol)
C6H12O6 → 2C2H5OH (H = 80% = 0,8)
⇒ nC6H12O6 = 988/(2.0,8) = 617,5(mol) ⇒ m = 111,15(kg)
Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. thể tích không khí (dktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên niên trên là gì?
Bảo toàn O: nO2 = nCO2 + 1/2 nH2O = 0,35 + 1/2.0,55 = 0,625 mol
Vkk = 0,625.22,4 : 20% = 70 lít
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dd CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84g chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dd HNO3 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO
Chất rắn sau phản ứng gồm 2 kim loại → 2 kim loại đó là Cu và Fe, Al đã phản ứng hết
→ CuSO4 không dư → nCu = 0,105 mol ⇒ m = 6,72 gam → còn 1,12 gam là của Fe .
Phản ứng: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
nFe = 0,02 mol → nHNO3 = 0,08 mol .
nFe3+ = 0,02 mol
chú ý phản ứng: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
0,01 mol Cu + 0,02 mol Fe3+ → 0,01 mol Cu2+ và 0,02 mol Fe2+
Để HNO3 cần dùng là tối thiểu thì cần dùng 1 lượng hòa tan vừa đủ 0,105 – 0,01 = 0,095 mol Cu
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Từ đây tính được nHNO3 = 0,095.8/3 = 0,253 mol
→ tổng nHNO3 đã dùng là 0,253 + 0,08 = 0,333 mol
→ VHNO3 = 0,16667 lít = 166,67 ml
Hỗn hợp X gồm hai chất có tỉ lệ mol 1 : 1. Cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ), thu được dung dịch có chứa hai muối sắt có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X là
Fe3O4 = Fe2O3 + FeO. Vậy để thu được 2 muối sắt có số mol bằng nhau thì hỗn hợp phải chứa FeO và Fe2O3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet