Oxi hóa 6 lít NH3 (tạo ra N2 và NO theo tỉ lệ mol 1 : 4) cần vừa đủ V là không khí ( chứa 20% oxi về thể tích). Các thể tích đó ở cùng điều kiện.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa 6 lít NH3 (tạo ra N2 và NO theo tỉ lệ mol 1 : 4) cần vừa đủ V là không khí ( chứa 20% oxi về thể tích). Các thể tích đó ở cùng điều kiện. Tìm V?


Đáp án:

12NH3 + 13O2 → 8NO + 2N2 + 18H2O

VO2 = (6 x 13) / 12 = 6,5 mol

⇒ Vkk = 6,5 : 20% = 32,5 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, người ta dùng đơn vị nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, người ta dùng đơn vị nào?


Đáp án:

Để biểu thị khối lượng của một nguyên tử, người ta dùng đơn vị đvC.

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau : a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :

a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.


Đáp án:

a) Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :

x:y = 50/32 : 50/ 16 = 1:2

Oxit của lưu huỳnh có công thức hoá học là SO2.

b) C: 42,8% ⇒ O: 57,2%

Gọi công thức oxit là: CxHy

⇒ x : y = 42,8/12 : 57,2/16 = 1 : 1

Vậy oxit là: CO

c) Mn: 49,6% ⇒ O: 50,4%

Gọi công thức là: MnxOy

x : y = 49,6/55 : 50,4/16 = 2 : 7

Vậy oxit là: Mn2O7

d) Pb: 86,6% ⇒ O: 13,4%

Gọi công thức của oxit là: PbxOy

x : y = 86,6/207 : 13,4/16 = 1 : 2

Vậy công thức oxit là: PbO2

Xem đáp án và giải thích
Nung 18 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 25,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 18 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 25,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị V là


Đáp án:

Hỗn X: Al, Fe: 18 gam, [O] = 0,45 mol

2H+ + [O] → H2O

0,9    0,45

=> nH2SO4 = 0,9:2 = 0,45 mol

=> V = 0,45 : 1 = 450ml

Xem đáp án và giải thích
Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH). Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH).

   Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.


Đáp án:

 - So với thí nghiệm ở SGK, thí nghiệm này có ít bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh sắt, khí thoát ra khỏi dung dịch giấm ăn chậm, mảnh sắt tan dần chậm hơn mảnh Zn.

   - Khí thoát ra là khí hidro.

   - Nhận biết:

   * Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí H2.

Xem đáp án và giải thích
Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là bao nhiêu?


Đáp án:

Phản ứng điện li:

MgSO4 → Mg2+ + SO42-

Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-

nSO42- = 0,4 mol

⇒ CM(SO42-) = 0,4 / 0,5 = 0,8 (M)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…