Hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo, phân tử đều có vòng benzen, nguyên tố oxi chiếm 23,53% khối lượng). Cho 0,04 mol hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng được tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo, phân tử đều có vòng benzen, nguyên tố oxi chiếm 23,53% khối lượng). Cho 0,04 mol hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng được tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là


Đáp án:

M = 32/23,53% = 136 => CTPT: C8H8O2

nE < nNaOH < 2nE => E gồm este của ancol và este của phenol

Sản phẩm có 2 muối nên E gồm HCOOCH2C6H5 và HCOOC6H4CH3

nHCOONa = nE = 0, 04 ⇒ mHCOONa = 2,72gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ có hiện tượng gì?


Đáp án:

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ có hiện tượng kết tủa trắng.

Xem đáp án và giải thích
Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các trieste có thể có của hai axit trên với glixerol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các trieste có thể có của hai axit trên với glixerol.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.


Đáp án:

Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3

H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước là  bao nhiêu?


Đáp án:

K + H2O → KOH + 0,5H2

Số mol K: nK =1 mol

Số mol KOH: nKOH = nK = 1(mol)

Khối lượng KOH là mKOH = 56.1 = 56 (g)

Số mol H2: nH2 = 0,5nK= 0,5(mol)

Khối lượng dung dịch là mdd = 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (g)

Nồng độ C%KOH = 56/400 . 100%  = 14%

Xem đáp án và giải thích
Để xác định hàm lượng của Ag trong hợp kim người ta hòa tan 0,5 gam hợp kim đó vào dung dịch axit nitric. Cho thêm dung dịch axit clohidric vào dung dịch trên thu được 0,398 gam kết tủa. Tính hàm lượng A trong hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để xác định hàm lượng của Ag trong hợp kim người ta hòa tan 0,5 gam hợp kim đó vào dung dịch axit nitric. Cho thêm dung dịch axit clohidric vào dung dịch trên thu được 0,398 gam kết tủa. Tính hàm lượng A trong hợp kim.


Đáp án:

Ag → Ag+ + 1e

Ag+ + HCl → AgCl ↓ + H+

Số mol kết tủa là

nAgCl = 0,398/143,5 mol

Theo pt nAg = nAg+ = nAgCl = 0,398/143,5 mol

Khối lượng Ag là: mAg = 0,3g

%mAg= 0,3/0,5 .100% = 60%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…