Bài tập liên quan tới lý thuyết về ăn mòn điện hoá
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng; - Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:


Đáp án:
  • Câu A. (3), (4).

  • Câu B. (2), (4). Đáp án đúng

  • Câu C. (1), (2).

  • Câu D. (2), (3).

Giải thích:

Đáp án B Phân tích: Ăn mòn điện hóa không thể xảy ra ở thí nghiệm (1) và (3) vì ở TN1 và TN3 chưa đủ 2 điện cực khác nhau về bản chất (TN1 chỉ có Fe, TN3 chỉ có Cu). Chú ý : Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là - Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim,... - Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp nhau qua dây dẫn. - Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện lí.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 5,94 g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần hỗn hợp đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,94 g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần hỗn hợp đầu là?


Đáp án:

- Gọi số mol của Na2CO3 là x và của K2CO3 là y mol

Na2CO3 + H2SO4 --> Na2SO4 + CO2 + H2O

x                                     x            

K2CO3 + H2SO4 --> K2SO4 + CO2 + H2O

y                                     y

Ta có hệ phương trình: 106x + 138y = 5,94 và 142x + 174y = 7,74

=> x = 0,03; y = 0,02

⇒ mNa2CO3= 106.0,03 = 3,18 (gam)

   mK2CO3= 138.0,02 = 2,76 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Nêu các dạng cấu trúc cơ bản của mạch phân tử polime. Cho ví dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các dạng cấu trúc cơ bản của mạch phân tử polime. Cho ví dụ minh hoạ.



Đáp án:

Có ba dạng cấu trúc cơ bản của mạch phân tử polime:

- Dạng mạch thẳng: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.

- Dạng mạch phân nhánh: amilopectin

- Dạng mạch không gian: cao su lưu hoá.




Xem đáp án và giải thích
Một poli peptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 587 đvC. Hỏi có bao nhiêu mắt xích tạo ra từ glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một poli peptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 587 đvC. Hỏi có bao nhiêu mắt xích tạo ra từ glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên?


Đáp án:

Giả sử polypeptit được tạo ra bởi xGly và yAla

xGly + yAla → polypeptit + (x + y - 1)H2O

để tạo ra n-peptit , cần tách đi (n-1)H2O

M(polipeptit) = tổng M(n gốc α-amino axit) - (n-1)18

⇒ 75x + 89y - (x + y - 1)18 = 587

⇒ 57x + 71y = 569

⇒ x = 5; y = 4 (x , y ∈ N*)

⇒ 5-Gly, 4-Ala

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là


Đáp án:
  • Câu A. tinh bột.

  • Câu B. etyl axetat.

  • Câu C. Gly–Ala.

  • Câu D. glucozơ.

Xem đáp án và giải thích
Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì hiện tượng gì sẽ xảy ra khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì hiện tượng gì sẽ xảy ra khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm.



Đáp án:

Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm thì sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…