Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tìm m?


Đáp án:

Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH có khí thoát ra → Al dư

2Al (0,02) + Fe2O3 (0,01 mol) → 2Fe + Al2O3

2Al (0,02) + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (0,03 mol)

→ nAl = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol → mAl = 0,04.27 = 1,08 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất? b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án và giải thích
Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là gì?


Đáp án:

Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Hạ thấp nhiệt độ xuống -200°C để hóa lỏng không khí. Sau đó nâng nhiệt độ của không khí lỏng đến -196°C , nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến -183°C mới sôi, tách ra được hai khí.

Xem đáp án và giải thích
Nêu tính chất hóa học chính và ứng dụng của nước Gia-ven, clorua vôi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nêu tính chất hóa học chính và ứng dụng của nước Gia-ven, clorua vôi.


Đáp án:

a) Tính chất hóa học của nước Gia – ven:

- Nước Gia – ven là hỗn hợp muối NaCl và NaClO. NaClO là muối của axit yếu, trong không khí tác dụng với CO2 cho HClO không bền có tính oxi hóa mạnh.

NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO

2HClO → 2HCl + O2

- Nước Gia – ven không để được lâu, có tính oxi hóa mạnh.

b) Tính chất hóa học của clorua vôi.

- Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh, khi tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí clo:

CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O

- Trong không khí ẩm, clorua vôi tác dụng với CO2:

2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO

c) Ứng dụng của nước Gia – ven và clorua vôi:

- Ứng dụng của nước Gia – ven

Nước Gia – ven có tính oxi hóa mạnh được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy. Nó cũng được dùng để khử mùi, sát trùng khi tẩy uế nhà vệ sinh hoặc những khu vực bị ô nhiễm khác.

- Ứng dụng của clorua vôi

Clorua vôi cũng được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy để tẩy uế các hố rác, cống rãnh. Do có khả năng tác dụng với nhiều chất hữu cơ, clorua vôi dùng để xử lí các chất độc. Một lượng lớn clorua vôi được dùng trong việc tinh chế dầu mỏ.

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,72 lít khí C2H2 (đktc) phản ứng hết với khí oxi thu được khí cacbonic và hơi nước. Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,72 lít khí C2H2 (đktc) phản ứng hết với khí oxi thu được khí cacbonic và hơi nước. Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc)


Đáp án:

nC2H2 = 0,3 mol

2C2H2 + 5O2 --t0--> 4CO2 ↑+ 2H2O

0,3 → 0,75 (mol)

VO2 = 0,75.22,4 = 16,8 lít

Xem đáp án và giải thích
Tính số mol phân tử H2SO4 có trong dung dịch chứa 19,6 gam H2SO4?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính số mol phân tử H2SO4 có trong dung dịch chứa 19,6 gam H2SO4?


Đáp án:

MH2SO4 = 2.1+32+16.4= 98 g/mol

Số mol H2SO4 là: nH2SO4 =0,2 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…