Bằng những phương pháp hóa học nào có thể điều chế Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCl2? Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng những phương pháp hóa học nào có thể điều chế Ag từ dung dịch AgNO3, điều chế Mg từ dung dịch MgCl2? Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M khối lượng hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 cần dùng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phản ứng hết 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M khối lượng hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25 cần dùng bao nhiêu?


Đáp án:

nHCl = 0,2 và nFeCl3 = 0,32

⇒ nAmin = nCl- = 1,16 mol

⇒ mAmin = 1,16.17,25.2 = 40,02 g

Xem đáp án và giải thích
Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.


Đáp án:

- Phân tử BeCl2: Nguyên tử beri đã sử dụng 1 AOs và 1 AOp lai hóa với nhau để tạo thành hai obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía đối xứng nhau. Beri đã sử dụng 2 obitan lai hóa sp xen phủ với 2 obitan p của 2 nguyên tử clo, tạo thành liên kết σ giữa Be – Cl

- Phân tử BCl3: Nguyên tử bo đã sử dụng 1 AOs và 2 AOp lai hóa với nhau để tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Nguyên tử bo đã sử dụng 3 obitan lai hóa sp2 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử clo tạo thành 3 liên kết σ giữa B – Cl.

Xem đáp án và giải thích
Cho X, Y (MX < MY) là hai este mạch hở, có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn X hoặc Y luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) trong 400 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp G chứa 2 muối. Cho F vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có khí H2 thoát ra và khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn G cần vừa đủ 0,42 mol O2. Tính tổng số nguyên tử trong phân tử Y?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho X, Y (MX < MY) là hai este mạch hở, có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn X hoặc Y luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) trong 400 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp G chứa 2 muối. Cho F vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có khí H2 thoát ra và khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn G cần vừa đủ 0,42 mol O2. Tính tổng số nguyên tử trong phân tử Y?


Đáp án:

Bảo toàn gốc OH: nOH ancol = nKOH = 1.0,4 = 0,4 mol

-OH + Na → -ONa + 1/2 H2 ↑

Bảo toàn khối lượng: mF = 15,2 + 0,2.2 = 15,6 g.

Bảo toàn khối lượng: mmuối = 30,24 + 0,4.56 – 15,6 = 37,04 g.

Bảo toàn nguyên tố kali: nCOOK = nKOH = 0,4 mol; nK2CO3 = 0,2 mol

Đốt cháy G được: nCO2 = x; nH2O = y; nK2CO3 = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố Oxi: 0,4.2 + 0,42.2 = 0,2.3 + 2x + y (1)

Bảo toàn khối lượng: 37,04 + 0,42.32 = 0,2.138 + 44x + 18y (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,52 mol; y = 0 mol → muối không chứa H. Vậy muối phải là của axit 2 chức

→ X, Y là hai este 2 chức → nX = 0,12 mol; nY = 0,08 mol

Đặt số C trong gốc axit của X và Y là a và b

nC(X) + nC(Y) = nC(F) + nC(G) → 0,12a + 0,08b = 0,2 + 0,52

Giải phương trình nghiệm nguyên: a = 2, b = 6

→ 2 muối là (COOK)2 và KOOCC≡C–C≡CCOOK

Mặt khác, đốt X hay Y đều cho nCO2 = nO2

→ Có dạng cacbohidrat Cn(H2O)m

Lại có X và Y đều là este 2 chức → m = 4 → X, Y đều chứa 8H trong phân tử

Do X và Y mạch hở → 2 ancol đều đơn chức → nF = nOH = 0,4 mol → MF = 39 → F có chứa ancol CH3OH

→ X là CH3OOCCOOC2H5; Y là CH3OOCC≡C–C≡CCOOC2H5 chứa 21 nguyên tử

Xem đáp án và giải thích
Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.

Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.


Đáp án:

Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol Mg, Al trong hỗn hợp.

Phương trình phản ứng:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)

x mol                             x mol

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2 (2)

y mol                             3y/2 mol

2Al + 2NaOH + 6H2O → NaAlO2 + 3H2 (3)

y mol                                                3y/2 mol

Số mol H2

nH2 (1,2) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

nH2 (3) = 6,72/22,4 = 0,3 mol

Theo đầu bài ta có hệ phương trình:

x + 3/2y = 0,4   => x = 0,1, y = 0,2

3/2y = 0,3

mMg = 24.0,1 = 2,4 (g)

mAl = 27.0,2 = 5,4 (g)

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là  bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là  bao nhiêu?


Đáp án:

Ta có: 162n = 4860000

⇒ n = 30000

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…