Phản ứng hóa học xảy ra trong pin điện hóa : 2Cr + 3Cu2+ → 2Cr3+ + 3Cu Eo của pin điện hóa là bao nhiêu? 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng hóa học xảy ra trong pin điện hóa :

2Cr + 3Cu2+ → 2Cr3+ + 3Cu

Eo của pin điện hóa là bao nhiêu? Biết EoCu2+/Cu = +0,34; EoCr3+/Cr = -0,74 V.


Đáp án:

Eopin = EoCu2+/Cu - EoCr3+/Cr = 0,34 - (-0,74)= 1,08 V

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 4 bình mất nhãn đặt riêng biệt các chất: metanol, glixerol, dung dịch glucozơ, dung dịch anilin. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để nhận ra từng chất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 bình mất nhãn đặt riêng biệt các chất: metanol, glixerol, dung dịch glucozơ, dung dịch anilin. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để nhận ra từng chất



Đáp án:

- Cho AgNO3 trong dung dịch amoniac vào 4 mẫu thử chứa 4 chất và đun nóng, mẫu thử nào cho phản ứng tráng bạc là dung dịch glucozo.

- Cho 3 mẫu thử còn lại tác dụng với Cu(OH)2, mẫu thử nào cho dung dịch màu xanh lam là glixerol.

- Cho nuớc brom vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào cho kết tủa trắng là anilin, mẫu thử không có hiện tượng gì xảy ra là metanol.

 




Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết m gam P2O5 vào 400 gam dung dịch KOH 10% dư, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 3,5m gam chất rắn. Giá trị nào sau đây gần nhất với giá trị của m?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam P2O5 vào 400 gam dung dịch KOH 10% dư, sau phản ứng  hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 3,5m gam chất rắn. Giá trị nào sau đây gần nhất với giá trị của m?


Đáp án:

nKOH = (400.10%)/56 = 5/7 (mol)

Gọi số mol P2O5 là x = m/142 (mol) (1)

Bảo toàn nguyên tố P => nH3PO4 = 2nP2O5 = 2x

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

3x → 2x → 2x

Dung dịch sau phản ứng gồm KOH dư (5/7 – 6x) mol và K3PO4 2x mol.

=> 3,5m = 56.(5/7-6x) + 2x.212 (2)

Từ (1) và (2) => m = 13, 89

Xem đáp án và giải thích
phản ứng oxi hóa – khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

Đáp án:
  • Câu A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

  • Câu B. CaCO3 → CaO + CO2

  • Câu C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

  • Câu D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện hai thí nghiệm : 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO31M thoát ra V 1 lít NO. 2)   Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2S04 0,5M thoát ra v2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa V1 và V2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện hai thí nghiệm :

1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO31M thoát ra V 1 lít NO.

2)   Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2S04 0,5M thoát ra v2 lít NO.

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa V1 và V2.





Đáp án:

Ta viết PTHH dạng ion rút gọn cho cả hai thí nghiệm như sau :

3Cu + 8H+ + 2NO⟶ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Thí nghiệm 1 : ta có số mol các chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,08 mol; NO3- : 0,08 mol.

H+ phản ứng hết ⟹ VNO = V= ( .22,4) : 4 = 0,448 (lít)        (1)

Thí nghiệm 2 : ta có số mol các'chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,16 mol; NO3- : 0,08 mol.

H+ và Cu phản ứng vừa đủ ⟹ VNO = V2 = (22,4) : 4 = 0,896 (lít) (2)

Từ (1) và (2) ⟹ V2 = 2V1.




Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng oxi hóa - khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

cho các phản ứng sau: (1) Sn + HCl loãng -------> (2) FeS + H2SO4 ( loãng) -------> (3) MnO2 + HCl đặc ----t0----> (4) Cu + H2SO4 đặc ---to----> (5) Al + H2SO4 loãng -----> (6) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 ----> Số phản ứng mà H+ của acid đóng vai trò chất oxi hóa là:


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 2

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…