Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau. Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s) 1 1M 25 Lá 190 2 2M 25 Bột 85 3 2M 35 Lá 62 4 2M 50 Bột 15 5 2M 35 Bột 45 6 3M 50 Bột 11 Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng: a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ? b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc? c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.

Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s)
1 1M 25 190
2 2M 25 Bột 85
3 2M 35 62
4 2M 50 Bột 15
5 2M 35 Bột 45
6 3M 50 Bột 11
 

Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:

a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?

b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?

c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?


Đáp án:

So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:

a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO.

b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.

c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là bao nhiêu gam?


Đáp án:

Khí trong bình sau phản ứng có CO2 và CO ( dư)

CO + [O] → CO2

x   →    x   →   x (mol)

Sau phản ứng: nCO = 0,5 – x; nCO2 = x ⇒ nkhí sau = 0,5 mol

Ta có: mCO2 + mCO = 44x + 28(0,5 – x) = 1,457.28.0,5

⇒ x = 0,4 ⇒ nO(Fe3O4) = 0,4 ⇒ nFe3O4 = 0,1 mol

⇒ m = 23,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ sau (các phản ứng đều có điều kiện và xúc tác thích hợp): (X) C5H8O4 + 2NaOH → 2X1 + X2; X2 + O2 ---> X3; 2X2 + Cu(OH)2 → Phức chất có màu xanh + 2H2O. Phát biểu nào sau đây sai:

Đáp án:
  • Câu A. X là este đa chức, có khả năng làm mất màu nước brom.

  • Câu B. X1 có phân tử khối là 68.

  • Câu C. X2 là ancol 2 chức, có mạch C không phân nhánh.

  • Câu D. X3 là hợp chất hữu cơ đa chức.

Xem đáp án và giải thích
So sánh lực bazơ của các amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là


Đáp án:
  • Câu A. CH3NH2.

  • Câu B. NH3.

  • Câu C. CH3NHCH3.

  • Câu D. C6H5NH2.

Xem đáp án và giải thích
a. Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu vơ không phân cực. b. So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu vơ không phân cực.

b. So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.


Đáp án:

a. Chất béo là các chất hữu cơ không phân cực nên tan được trong các dung môi không phân cực và không tan được trong các dung môi phân cực như nước.

b. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các triglixerit chứa các gốc axit béo no cao hơn các triglixerit chứa các gốc axit béo không no

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng hóa học: H2(k) + I2(k) ⇋ 2HI(k) Công thức tính tốc độ của phản ứng trên là v = k [H2] [I2]. Tốc độ của phản ứng hoa học trên sẽ tăng bao nhiêu lần khi tăng áp suất chung của hệ lên 3 lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng hóa học: H2(k) + I2(k) ⇋ 2HI(k)

Công thức tính tốc độ của phản ứng trên là v = k [H2] [I2]. Tốc độ của phản ứng hoa học trên sẽ tăng bao nhiêu lần khi tăng áp suất chung của hệ lên 3 lần?


Đáp án:

v = k[3H2][3I2] = 9.K.[H2].[I2]. Như vậy tốc độ phản ứng tăng 9 lần.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…