phản ứng oxi hóa – khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

  • Câu B. H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O

  • Câu C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 Đáp án đúng

  • Câu D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓

Giải thích:

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 là phản ứng oxi hóa – khử. Có số oxi hóa thay đổi Fe + 3 thành Fe 0 => Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 100 g hợp kim của Zn và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu). Xác định thành phần phần trăm của hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100 g hợp kim của Zn và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu). Xác định thành phần phần trăm của hợp kim.



Đáp án:

Hợp kim Zn và Cu phản ứng với HCl thì chỉ có Zn phản ứng tạo khí còn Cu không phản ứng.

Các phản ứng hóa học xảy ra:

Zn +  2HCl → ZnCl2  + H2↑ (1)

3H2 + Fe2O3  →  2Fe + 3H2O  (2)

Theo đề, khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu) → m giảm = m O trong oxit = 9,6 → n O trong oxit  = 0,6 mol

→ n Fe2O3 = 0,6: 3= 0,2 mol →theo (2) n H2 = 3n Fe2O3 = 0,6 mol

Theo (1) n Zn = n H2 = 0,6 mol → m Zn = 0,6.65= 39g

→ % m Zn = 39% → % m Cu= 61%.

 

Xem đáp án và giải thích
Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch nào?


Đáp án:

Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch Ca(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Bài tập phân biệt dung dịch KOH, HCl, H2SO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là


Đáp án:
  • Câu A. giấy quỳ tím

  • Câu B. BaCO3.

  • Câu C. Al

  • Câu D. Zn

Xem đáp án và giải thích
Cho bốn chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp bốn chất này thành hai dãy chuyển hóa (mỗi dãy đều gòm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển hóa đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho bốn chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp bốn chất này thành hai dãy chuyển hóa (mỗi dãy đều gòm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển hóa đó.


Đáp án:

Các dãy chuyển hóa có thể có:

Dãy biến hóa 1: Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3

PTHH: 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2

AlCl3 + 3NaOH đủ --> Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 --t0--> Al2O3  + H2O

Dãy biến hóa 2: AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al

PTHH: AlCl3 + 3NaOH đủ --> Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 --t0--> Al2O3  + H2O

Al2O3 --đpnc--> Al + O2

 

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện các thí nghiệm sau (a)Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho bột nhôm vào bình chứa khí Clo (c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 (d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3 (e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím (f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau

(a)Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl

(b) Cho bột nhôm vào bình chứa khí Clo

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3

(d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3

(e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím

(f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH

Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường


Đáp án:

Thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường là:

  1. a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl:
  2. c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3
  3. d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3
  4. e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím
  5. f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH

=> Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường la 5.

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…