Bài toán thể tích
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg vào 400ml dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong lượng dư dung dịch HNO3, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất N+5, đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 6,72

  • Câu B. 5,6

  • Câu C. 2,24

  • Câu D. 4,48 Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án D. Mg + 2Ag+ --> Mg2+ + 2Ag; 0,2 0,4 mol 0,4 mol. Zn + Cu2+ --> Zn2+ + Cu. 0,1 0,1 mol; Ta có sơ đồ phản ứng: 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg + 0,4 mol Ag+ và 0,4 mol Cu2+ => 0,4 mol Ag và 0,1 mol Cu. AD Đl bảo toàn e ta có: Ag - 1e --> Ag+; Cu - 2e --> Cu2+; N5+ + 3e --> N2+; => n e nhận = ne cho = 0,6 mol => nNO = 0,2 mol; => V(NO) = 4,48 lít.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hơp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu; 20% S và 40% O. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (biết khối lượng mol của hợp chất là 160 g/mol)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hơp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu; 20% S và 40% O. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (biết khối lượng mol của hợp chất là 160 g/mol)


Đáp án:

- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCu = (40.160)/100 = 64g

 mS = 32g; mO = 64g

 Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nCu = 1 mol; nS = 1 mol; nO = 4 mol

Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có : 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.

Vậy công thức hoá học của hợp chất là: CuSO4

Xem đáp án và giải thích
Tìm m
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 10,8g

  • Câu B. 28,0g

  • Câu C. 56,0g

  • Câu D. 17,28g

Xem đáp án và giải thích
Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Xác định công thức cấu tạo của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Xác định công thức cấu tạo của X?


Đáp án:

Y có CTPT C2H3O2Na => CTCT của Y là CH3COONa

Như vậy X là: CH3COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?


Đáp án:
  • Câu A.

    Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

  • Câu B.

    Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

  • Câu C.

    Đốt lá sắt trong khí Cl2.

  • Câu D.

    Sợi bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

Xem đáp án và giải thích
Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.


Đáp án:

Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

Giải thích: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần, đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…