Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (ở đktc). Tìm V hidro?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (ở đktc). Tìm V hidro?


Đáp án:

Số mol Fe là: nFe = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 → 0,1 (mol)

Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để phân biệt ba chất: hồ tinh bột, dung dịch glucozơ, dung dịch KI đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phân biệt ba chất: hồ tinh bột, dung dịch glucozơ, dung dịch KI đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là



Đáp án:

Cho ozon vào các mẫu thử chứa 3 chất trên, mẫu thử nào tạo thành các hạt màu tím than là dung dịch KI.

Lấy các hạt màu tím than (I2 ) hoà tan trong cồn, cho dung dịch này vào 2 mẫu thử chứa hồ tinh bột và dung dịch glucozơ, mẫu thử nào cho dung dịch có màu xanh tím là hồ tinh bột, mẫu thử nào không có hiện tượng gì xảy ra là dung dịch glucozơ.




Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; xenlulozơ và glyxyl glyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là


Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất lí, hoá học giữa các hợp chất của crom (III) với các hợp chất của nhôm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất lí, hoá học giữa các hợp chất của crom (III) với các hợp chất của nhôm.

 

 


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Có những chất, trong phản ứng hóa học này chúng là chất khử, nhưng trong phản ứng khác chúng là chất oxi hóa. Hãy viết phương trình hóa học minh họa nhận định trên cho những trường hợp sau: a) Axit; b) Oxit bazơ; c) Oxit axit; d) Muối; e) Đơn chất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất, trong phản ứng hóa học này chúng là chất khử, nhưng trong phản ứng khác chúng là chất oxi hóa. Hãy viết phương trình hóa học minh họa nhận định trên cho những trường hợp sau:

a) Axit;

b) Oxit bazơ;

c) Oxit axit;

d) Muối;

e) Đơn chất


Đáp án:

a) Axit: H2SO3

H2SO3 + 2H2S -> 3S + 3H2O: H2SO3 là chất oxi hóa.

5H2SO3 + 2KMnO4 -> 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 + 3H2O: H2SO3 là chất khử.

b) Oxit bazơ: FeO

FeO  + H2  ---t0---> Fe + H2O 

FeO: chất oxi hóa

2FeO  + 4H2SO4 đặc  --t0--> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

FeO: chất khử

c) Oxit axit: SO2

SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O: SO2 là chất oxi hóa.

SO2 + Cl2 + 2H2O -> 2HCl + H2SO4: SO2 là chất khử.

d) Muối: FeCl2.

FeCl2 + 2Cl2 -> 2FeCl3: FeCl2 là chất khử.

FeCl2 + Mg -> MgCl2 + Fe : FeCl2 là chất oxi hóa.

e) Đơn chất: S

S + 2H2SO4   --t0--> 3SO2 + 2H2O; S: chất khử

S + Fe  -t0-> FeS; S; chất oxi hóa

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?


Đáp án:

Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ng­ưng tụ thành những  “óc đậu” khi nấu, xào nếu như­ cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá…

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…