a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
- Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3).
- Lưu huỳnh đioxit + nước → Axit sunfurơ (H2SO3).
- Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2.
- Điphotpho pentaoxit + nước → Axit photphoric (H3PO4).
- Chì (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O.
b) Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
a) Phương trình phản ứng:
CO2 + H2O → H2CO3 (1).
SO2 + H2O → H2SO3 (2).
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (3).
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (4).
PbO + H2 → Pb + H2O (5).
b) - Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng kết hợp vì một chất mới tạo từ nhiều chất.
- Phản ứng (3) và (5) là phản ứng thế và đồng thời phản ứng (5) là phản ứng oxi hóa khử.
Có các dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) ; các chất rắn Fe(OH)3, Cu và các chất khí CO2, NO.
Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? Viết các phương trình hoá học.
(Biết H2SO4 loãng không tác dụng với Cu).
Những cặp chất tác dụng với nhau là :
- Fe(OH)3 và HCl.
2Fe(OH)3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
- KOH và HCl.
KOH + HCl → KCl + H2O
- Fe(OH)3 và H2SO4
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
- KOH và H2SO4.
KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
- KOH và CO2.
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
Trong quá trình sản xuất NH3 thu được hỗn hợp gồm ba khí : H2, N2 và NH3. Trình bày phương pháp hoá học để chứng tỏ sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận biết sự có mặt của NH3. Dẫn khí qua dung dịch HCl dư để hấp thụ hoàn toàn NH3 ; dẫn khí còn lại qua ống đựng CuO nung nóng : CuO bị khử và có H2O ngưng tụ chứng tỏ có H2 ; khí nitơ không cháy, không duy trì sự cháy.
Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.
Gọi kim loại là M
Giả sử khối lượng ban đầu của thanh kim loại M là 1(gam), lượng kim loại tham gia phản ứng là x(mol)
M + Cd(NO3)2 → M(NO3)2 + Cd (1)
Theo (1):
1 mol M (M gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng (112-M) gam
⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (112-M).x gam
% khối lượng tăng = [112-M).x]/1 . 100% = 0,47% (*)
M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb (2)
Theo (2):
1 mol M (M gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207- M) gam
⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (207- M).x gam
% khối lượng tăng = [(207- M).x]/1.100% = 1,42% (**)
Từ (*) và (**) => [112 - M]/[207 - M] = 0,47/1,42 => M = 65, M là Zn.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X (gồm CH3COOC2H3; C2H3COOCH3 và (CH3COO)3C3H5) cần 17,808 lí O2 (đktc) thu dược 30,36 g CO2 và 10,26 g H2O. Lượng X trên phản ứng tối đa với số mol NaOH là:
Câu A. 0,18
Câu B. 0,16
Câu C. 0,12
Câu D. 0,2
Câu A. Caprolaptam.
Câu B. Axit terephtalic và etylen glicol.
Câu C. Axit ađipic và hexametylen điamin.
Câu D. Vinyl xianua.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet