Phân biệt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ?

Đáp án:
  • Câu A. NaNO3

  • Câu B. NaOH

  • Câu C. NaHCO3 Đáp án đúng

  • Câu D. NaCl

Giải thích:

CaCl2 HCl Ca(OH)2 A. NaNO3 Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng B. NaOH Không phản ứng Không hiện tượng Không phản ứng C. NaHCO3 Không phản ứng Thoát khí không màu Kết tủa trắng D. NaCl Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng => Chọn C.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.


Đáp án:

Oxit axit:

SO2 : Lưu huỳnh đioxit

P2O5 : Điphotpho pentaoxit

N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

CO2 : Cacbon đioxit.

Oxit bazơ :

K2O: Kali oxit

MgO: Magie oxit

Fe2O3: Sắt (III) oxit

Xem đáp án và giải thích
Độ điện li α của axit yếu tăng theo độ pha loãng dung dịch. Khi đó giá trị của hằng số phân li axit Ka
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Độ điện li α của axit yếu tăng theo độ pha loãng dung dịch. Khi đó giá trị của hằng số phân li axit Ka


Đáp án:
  • Câu A. tăng

  • Câu B. giảm

  • Câu C. không đổi

  • Câu D. có thể tăng, có thể giảm

Xem đáp án và giải thích
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau: a) H2S, S, H2SO3, H2SO4. b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3, HClO4. c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4. d) MnO4-, SO42-, NH4+.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau:

a) H2S, S, H2SO3, H2SO4.

b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3, HClO4.

c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.

d) MnO4-, SO42-, NH4+.


Đáp án:

a) O có số oxi hóa -2, H có số oxi hóa +1 trong các hợp chất.

⇒ Số oxi hóa của S trong các chất :

H2S: 1.2 + x = 0 ⇒ x = -2 ⇒ số oxi hóa của S là -2 trong H2S

S đơn chất có số oxi hóa 0

H2SO3: 1.2 + x + 3.(-2) = 0 ⇒ x= 4 ⇒ S có số oxi hóa +4 trong H2SO3

H2SO4: 1.2 + x + 4.(-2) = 0 ⇒ x = 6 ⇒ S có số oxi hóa +6 trong H2SO4

Xem đáp án và giải thích
X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y


Đáp án:

• TH1: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s1 → Y có cấu hình electron là 1s22s22p63s1

→ Y có 11e → Y có Z = 11.

X có số electron ở phân lớp ngoài cùng = 7 - 1 = 6 → X có phân lớp ngoài cùng là 3p6 → X là khí hiếm → loại.

• TH2: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s2 → tương tự ta có Y có Z = 12.

Khi đó, X có lớp ngoài cùng là 3p5 → X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5

→ X có 17 e → Z = 17.

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dd CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84g chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dd HNO3 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dd CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84g chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dd HNO3 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO


Đáp án:

Chất rắn sau phản ứng gồm 2 kim loại → 2 kim loại đó là Cu và Fe, Al đã phản ứng hết

→ CuSO4 không dư → nCu = 0,105 mol ⇒ m = 6,72 gam → còn 1,12 gam là của Fe .

Phản ứng: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

nFe = 0,02 mol → nHNO3 = 0,08 mol .

nFe3+ = 0,02 mol

chú ý phản ứng: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

0,01 mol Cu + 0,02 mol Fe3+ → 0,01 mol Cu2+ và 0,02 mol Fe2+

Để HNO3 cần dùng là tối thiểu thì cần dùng 1 lượng hòa tan vừa đủ 0,105 – 0,01 = 0,095 mol Cu

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Từ đây tính được nHNO3 = 0,095.8/3 = 0,253 mol

→ tổng nHNO3 đã dùng là 0,253 + 0,08 = 0,333 mol

→ VHNO3 = 0,16667 lít = 166,67 ml

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…