Oxit crom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho CrO3 vào dung dịch NaOH (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 dư vào X, thu được dung dịch Y. Nhận định nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. dung dịch X có màu da cam. Đáp án đúng

  • Câu B. dung dịch Y có màu da cam.

  • Câu C. dung dịch X có màu vàng.

  • Câu D. dung dịch Y oxi hóa được Fe2+ trong dung dịch thành Fe3+.

Giải thích:

Ta có cân bằng sau: 2CrO4(2-) + 2H+ ↔ Cr2O7(2-) + H2O ; màu vàng màu da cam ; CrO3 + 2NaOHdư → Na2CrO4 + H2O (dung dịch X có màu vàng) ; 2Na2CrO4 + H2SO4 dư → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O (dung dịch Y có màu da cam).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ: muối ăn, giấm, bột nở (NH4HCO3), phèn chua (Kal(SO4)2.12H2O), muối iot (NaCl + KI). Hãy dùng các phản ứng hóa học đẻ phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ: muối ăn, giấm, bột nở (NH4HCO3), phèn chua (Kal(SO4)2.12H2O), muối iot (NaCl + KI). Hãy dùng các phản ứng hóa học đẻ phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.


Đáp án:

Hòa tan các hóa chất vào nước thu dung dịch.

- Muối ăn: Ag+ +Cl- → AgCl↓ trắng

- Giấm: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

- Bột nở: NH4+ + OH- →(to) NH3↑ + H2O

- Muối iot: Ag+ + I- → AgI↓ vàng đậm

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được 1,344 lit hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được 1,344 lit hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là gì?


Đáp án:

nH2 = 1,334/22,4 = 0,06 mol ⇒ nHCl = 2nH2 = 0,12 mol

Bảo toàn khối lượng

3,22 + 0,12.365 = m + 0,06.2 ⇒ m = 7,48 gam

Xem đáp án và giải thích
Có hai bình, mỗi bình đều chứa 1 lít dung dịch NaCl 0,1M. Đổ vào bình thứ nhất 1 lít dung dịch KNO3 0,1M và đổ vào bình thứ hai 1 lít dung dịch AgNO3 0,1M. Hỏi khả năng dẫn điện của các dung dịch sau thí nghiệm có thay đổi không hay thay đổi thế nào so với dung dịch ban đầu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai bình, mỗi bình đều chứa 1 lít dung dịch NaCl 0,1M. Đổ vào bình thứ nhất 1 lít dung dịch  0,1M và đổ vào bình thứ hai 1 lít dung dịch  0,1M. Hỏi khả năng dẫn điện của các dung dịch sau thí nghiệm có thay đổi không hay thay đổi thế nào so với dung dịch ban đầu ?



Đáp án:

Trong trường hợp đổ dung dịch  : Khả năng dẫn điện của dung dịch hầu như không đổi (dung dịch cuối đều có nồng độ các ion là 0,2 mol/l).

Trong trường hợp đổ dung dịch  : Có kết tủa tạo thành

                                 

Nồng độ các ion trong dung dịch đầu là 0,2 mol/l, trong dung dịch cuối là 0,1 mol/l. Vì vậy khả năng dẫn điện giảm.

 




Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ phản ứng sau: R + 2HCl(loãng) →t o RCl2 + H2 2R + 3Cl2 →t o 2RCl3 R(OH)3 + NaOH(loãng) → NaRO2 + 2H2O Tìm R?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

R + 2HCl(loãng) →t o RCl2 + H2

2R + 3Cl2 →t o 2RCl3

R(OH)3 + NaOH(loãng) → NaRO2 + 2H2O

Tìm R?


Đáp án:

Cr + 2HCl →t o CrCl2 + H2

2Cr + 3Cl2→t o 2CrCl3

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ?



Đáp án:

Do hoạt động nông nghiệp : trồng cấy cần bón phân, thuốc trừ sâu.

Do hoạt động công nghiệp : các chất thải của các nhà máy tan trong nước gây ô nhiễm.

Do sinh hoạt : bột giặt, nước thải từ nấu ăn, chất thải của người, động vật tan trong nước.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…