Cho các chất rắn sau : NaNO3, CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất rắn sau : NaNO3CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?



Đáp án:

Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất

Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).

Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO(có khí bay ra).

Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.

Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.



Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3

 

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dd NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ) và 15g hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Tìm m1?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dd NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ) và 15g hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Tìm m1?


Đáp án:

Đốt cháy m gam Y: nCO2 = 0,3 mol; mH2O = 0,4 mol → nC(Y): nH(Y) = 3: 8

(mà Số H ≤ 2. Số C + 2) → Y có dạng C3H8Ox

Vì X + NaOH → hỗn hợp 2 muối axit hữu cơ đơn chức → ancol 2 chức

Y không phản ứng với Cu(OH)2 → ancol Y không có 2 nhóm OH kề nhau

→ Y là HOCH2CH2CH2OH có nancol = nCO2/3 = 0,1 mol → nNaOH = 2nancol = 0,2 mol.

Bảo toàn khối lượng: m1 = mancol + mmuối – mNaOH = 0,1.76 + 15 – 0,2.40 = 14,6g

Xem đáp án và giải thích
Giải thích tại sao khi cho isoamyl axetat (dầu chuối) vào cốc đựng dung dịch natri hiđroxit thấy chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp, nhưng khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thấy chất lỏng trong cốc tạo thành một dung dịch đồng nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích tại sao khi cho isoamyl axetat (dầu chuối) vào cốc đựng dung dịch natri hiđroxit thấy chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp, nhưng khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thấy chất lỏng trong cốc tạo thành một dung dịch đồng nhất.



Đáp án:

Dầu chuối không tan trong nước vì nó không có khả năng tạo được liên kết hiđro với nước và vì khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên dầu chuối nổi trên mặt nước (hoặc dung dịch kiềm).

Khi đun sôi và khuấy đều đã xảy ra phản ứng xà phòng hoá este :

CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + NaOH→ CH3COONa + OHCH2CH2CH(CH3)2

Sản phẩm phản ứng tan được trong nước (hoặc dung dịch kiềm dư) nên tạo thành dung dịch đồng nhất.




Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Sobitol là sản phẩm của phản ứng ?


Đáp án:
  • Câu A. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong ammoniac.

  • Câu B. Khử glucozơ bằng H2 ,xt Ni đun nóng.

  • Câu C. Lên men ancol etylic.

  • Câu D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng bạc
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 100 gam dung dịch Glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 16,2

  • Câu B. 21,6

  • Câu C. 10,8

  • Câu D. 80,1

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…