Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất : ZnO, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3 và BaSO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là :

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. * Các hợp chất lưỡng tính thường gặp : - Các hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3. Zn(OH)2. Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Be(OH)2… - Các oxit lưỡng tính : Al2O3, ZnO, Cr2O3, BeO, PbO, SnO… - Các muối có những gốc axit sau : HCO3 - HPO42-, H2PO4-, HS-, HSO3 -…. - Muối lưỡng tính (được tạo thành từ axit yếu và bazơ yếu) : HCOONH4, CH3COONH3CH3, (NH4)2- CO3…  Lưu ý : + Các kim loại Al, Zn, Sn, Pb, Be không phải là chất lưỡng tính. + HPO2- có tính bazơ, HSO4- có tính axit, kim loại và este không phải là chất lưỡng tính. Vậy Zn(OH)2 chất lưỡng tính.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên 


Đáp án:

X + HCl → RNH3Cl

⇒ X là amin đơn chức, bậc 1. MX = 14/0,13084 = 107 (C7H7NH2)

Có 4 đồng phân thỏa mãn là: C6H5CH2NH2; CH3C6H4NH2 (o­ ; m­ ; p­)

Xem đáp án và giải thích
Để điều chế một lượng lớn oxi trong công nghiệp người ta dùng những phương pháp nào và bằng những nguyên liệu gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để điều chế một lượng lớn oxi trong công nghiệp người ta dùng những phương pháp nào và bằng những nguyên liệu gì?


Đáp án:

   Trong công nghiệp người ta điều chế oxi thường dùng phương pháp: điện phân H2O hoặc hóa lỏng không khí (ở -196oC) rồi cho bay hơi trở lại, nito thoát ra trước rồi đến oxi.

   Nguồn nguyên liệu phong phú và rẻ nhất đó là H2O và không khí.

Xem đáp án và giải thích
Tương tự chất béo, etyl axetat cũng có phản ứng thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm. Hãy viết phương trình hóa học xảy ra khi đung etyl axetat với dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tương tự chất béo, etyl axetat cũng có phản ứng thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm. Hãy viết phương trình hóa học xảy ra khi đung etyl axetat với dung dịch HCl, dung dịch NaOH.


Đáp án:

Phản ứng của etyl axtat với dung dịch HCl:

CH3COOC2H5 + H2O --HCl, t0--> CH3COOH + C2H5OH

Phản ứng của etyl axtat với dung dịch NaOH.

CH3COOC2H5 + NaOH ---t0---> CH3COONa + C2H5OH.

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.


Đáp án:

Đổi 1,06 m3 = 1060 lít.

nCO2 =  47,32 mol

C + O2 --t0-->  CO2

47,32 ← 47,32 (mol)

mC = 47,32.12 = 567,84g = 0,56784 kg.

Phần trăm khối lượng C trong mẫu than đá là:

%C = 0,56784/0,6 .100% = 94,64%

Xem đáp án và giải thích
Xác định chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A. Al và AgCl

  • Câu B. Fe và AgCl

  • Câu C. Cu và AgBr

  • Câu D. Fe và AgF

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…