Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).


Đáp án:

Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?


Đáp án:

Khi Y nặng hơn không khí ⇒ Y là CH3NH2, X là muối amoni

Dung dịch Z làm mất màu Br2 ⇒ Z chứa CH2=CH-COONa

CH2=CH-COOH3NCH3 + NaOH→ CH2=CH-COONa + CH3NH2 + H2O

m = (10,3 : 103). 94 = 9,4g

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau: a. CuSO4 b. CdCl2 c. AgNO3 d. NiSO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau:

a. CuSO4

b. CdCl2

c. AgNO3

d. NiSO4


Đáp án:

a. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cu (M = 64)

b. Zn + CdCl2→ ZnCl2 + Cd

Zn + Cd2+ → Zn2+ + Cd

Khối lượng lá Zn tăng do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cd (M = 112)

c. Zn + 2AgNO3→ Zn(NO3)2 + Ag

Zn + 2Ag+ → Zn2+ + Ag

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 2 nol Ag (M = 108)

d. Zn + NiSO4→ ZnSO4 + Ni

Zn + Ni2+ → Zn2+ + Ni

Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Ni (M = 59)

Xem đáp án và giải thích
Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH.


Đáp án:

a) Dùng quỳ tím axit CH3COOH làm quỳ tím hóa đỏ.

Rượu C2H5OH không làm đổi màu quỳ tím.

b) Dùng Na2CO3 ( hoặc CaCO3)

CH3COOH cho khí CO2 thoát ra.

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

C2H5OH không có phản ứng.

 

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy nêu thành phần và ứng dụng của khí dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí crăckinh và khí lò cốc. b) Nhựa than đá là gì, có công dụng như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy nêu thành phần và ứng dụng của khí dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí crăckinh và khí lò cốc.

b) Nhựa than đá là gì, có công dụng như thế nào?


Đáp án:

a) – Khí dầu mỏ: 51% CH4; 19% C2H6; 11% ; 4,4% C4H10; 2,1% C5H12 và 12,5% các khí khác (N2, H2, H2S, He....)

- Khí thiên nhiên: 92% CH4; 1,9% C2H6; 0,6% ; 0,3% C4H10; 1,1% C5H12 và 4,1% các khí khác (N2, H2, H2S, He....)

Ứng dụng của khí dầu mỏ và khí thiên nhiên:

    + CH4: dùng cho nhà máy điện, sứ, đạm, sản xuất ancol metylic

    + C2H6: Điều chế etilen sản xuất nhựa PE

    + C3H8, C4H10: Khí hóa lỏng dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp, đời sống.

- Khí lò cốc: 65% H2; 35% CH4, CO2, CO, C2H6, N2.... dùng làm nhiên liệu.

- Khí crackinh là hỗn hợp khí chủ yếu của các hidrocacbon như CH4, C2H2, C3H6, .... phụ thuộc vào điều kiện phản ứng. Dùng làm nhiên liệu cho tổng hợp hữu cơ.

b) Nhựa than đá là phần lỏng thu được khi chưng cất than đá. Lớp nhựa không tan trong nước tự tách ra. Ở mỗi phân đoạn thu được hợp chất:

- Dầu nhẹ: (80 - 170oC) chứa benzen, toluen, xilen....

- Dầu trung: (170 – 230oC) chứa naphtalen, phenol, piridin, ....

- Dầu nặng: (230 – 270oC) chứa crezol, xilenol,...

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN: mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN: mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Tìm m?


Đáp án:

Ta có: nN:nO = 1:2 nên nNH2:nCOOH = 1:1. Suy ra khi tác dụng với 0,15 mol NaOH thì dư ra 0,03mol NaOH.

Áp dụng sự tăng giảm khối lượng, ta có:

mrắn = mmuối + mNaOH dư = (mX + 22.nNaOH pư) + 0,03.40 = 10,36 + 22.0,12 + 0,03.40 = 14,2 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…